Hội quán Nghĩa An, hay còn được biết đến như chùa Ông hay miếu Quan Đế, là một công trình linh thiêng được xây dựng từ thế kỷ 19, gắn bó mật thiết với cộng đồng người Hoa ở Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Ngoài sự thiêng liêng, hội quán còn thu hút du khách bởi kiến trúc cổ kính, không gian thờ tự trang nghiêm và nhiều hoạt động ý nghĩa trong dịp lễ hội.
Nội dung
1. Hội quán Nghĩa An – Di tích kiến trúc độc đáo
Hội quán Nghĩa An tọa lạc tại số 678 Nguyễn Trãi, phường 11, Quận 5, TP Hồ Chí Minh. Được xây dựng từ thế kỷ 19, hội quán có tuổi đời hơn 200 năm, do cộng đồng người Hoa gốc Triều Châu sinh sống tại Nghĩa An, Quảng Đông, Trung Quốc xây dựng. Đây cũng là nguồn gốc tên gọi hội quán Nghĩa An, nhằm tưởng nhớ nguồn cội xa xưa.
Hội quán thờ Quan Công và nhiều vị thần, đức thánh theo tín ngưỡng của người Hoa như: Châu Sương, Bà Thiên Hậu, Quan Bình, Phước Đức Chánh thần, Văn Xương Tinh quân, Thần Tài… Đây cũng là nơi giao lưu, sinh hoạt chung của cộng đồng người Hoa, thể hiện tinh thần tương thân tương trợ. Với hơn 200 năm tồn tại và qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, hội quán Nghĩa An vẫn giữ nguyên giá trị văn hóa cổ xưa trong không gian linh thiêng với kiến trúc độc đáo.
2. Cách di chuyển đến hội quán Nghĩa An
Hội quán Nghĩa An nằm trên tuyến đường Nguyễn Trãi sầm uất, nên rất dễ dàng di chuyển đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau:
-
Phương tiện cá nhân: Bạn có thể đến chùa Ông Quận 5 bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân theo hướng dẫn đường đi từ Google Maps để chọn cung đường thuận tiện nhất từ vị trí xuất phát.
-
Xe buýt: Có nhiều tuyến xe buýt đi qua chùa Ông Nguyễn Trãi hoặc điểm dừng ở khu vực lân cận, giúp bạn di chuyển tiết kiệm. Các tuyến xe buýt phổ biến có thể lựa chọn là 01, 07, 08, 68, 91, và 150.
-
Taxi, xe công nghệ: Trải nghiệm hành trình khám phá hội quán Nghĩa An thuận lợi với dịch vụ taxi thuần điện Xanh SM và Xanh SM Bike. Taxi Xanh SM mang đến cho bạn trải nghiệm di chuyển tối ưu với giá cả hợp lý, tài xế chuyên nghiệp, xe rộng rãi và vận hành êm ái.
3. Những trải nghiệm hấp dẫn tại hội quán Nghĩa An
3.1. Tham quan công trình kiến trúc độc đáo
Hội quán Nghĩa An có kiến trúc mang đậm phong cách Trung Hoa, với những chi tiết điêu khắc tinh xảo, tạo nên sức hút đặc biệt. Hội quán có kiến trúc tổng thể hình chữ nhật, với các dãy nhà khép kín, vuông góc, bao gồm tiền điện, chính điện, nhà hương, sân thiên tỉnh và văn phòng hội quán. Phần mái của hội quán được uốn cong, trên đỉnh là tượng sành “lưỡng long tranh châu”. Bên trong hội quán có không gian sống động với cột gỗ, khám thờ và những bao lam được chạm trổ công phu, tái hiện cuộc sống và sinh hoạt đời thường như đốn củi, gánh nước… Kiến trúc độc đáo kết hợp với không gian linh thiêng của hội quán tạo nên trải nghiệm tham quan ấn tượng.
3.2. Tham dự hai lễ hội lớn nhất
Ngoài việc tham quan và chiêm bái, bạn còn có thể tham gia hai lễ hội lớn được tổ chức hàng năm tại hội quán Nghĩa An. Lễ hội Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng) và lễ hội ngày vía Ông (24 tháng 6 âm lịch) thu hút đông đảo cộng đồng người Hoa và du khách đến dâng lễ và tham gia các phong tục truyền thống đặc sắc như:
-
Tục vay lộc: Người dân và du khách đến chùa Ông hành lễ có thể vay lộc từ Quan Công để kinh doanh phát đạt, thuận lợi. Lộc đã vay sẽ trả lại gấp đôi vào dịp lễ năm sau.
-
Treo lồng đèn: Khu chợ lồng đèn đối diện nơi vay lộc tại chùa Ông bán hai loại lồng đèn: lồng đèn phát tài và lồng đèn bình an. Du khách sau khi thực hiện nghi lễ tại tượng Quan Công có thể mua lồng đèn để treo tại chùa hoặc mang về nhà để cầu bình an, tài lộc.
-
Chạm và chui qua bụng ngựa Xích Thố cầu may mắn: Chùa Ông có một gian thờ riêng dành cho Xích Thố – chiến mã của Quan Công. Người đi lễ thường xếp hàng để chạm và chui qua bụng ngựa để cầu mong phước lành.
4. Lưu ý khi tham quan hội quán Nghĩa An
Để có một trải nghiệm tham quan và lễ bái trọn vẹn tại hội quán Nghĩa An, bạn cần ghi nhớ những điều sau:
-
Ấn mặc lịch sự, tránh trang phục hở hang hoặc phản cảm.
-
Không mang thức ăn, đồ uống và không hút thuốc lá trong khuôn viên hội quán.
-
Tuân thủ nội quy của hội quán, không chụp ảnh ở những khu vực cấm.
-
Bảo vệ vệ sinh chung, không xâm phạm cảnh quan, kiến trúc và tài sản của hội quán.
-
Khi ở khu vực lễ đài, du khách cần tôn trọng và giữ im lặng để không làm phiền người đang cầu nguyện hoặc thắp hương.
-
Ghé thăm các điểm lân cận như đình Minh Hương Gia Thạnh, hội quán Ôn Lăng, chùa Bà Thiên Hậu, chợ Bến Thành để trải nghiệm phong phú hơn.
Hội quán Nghĩa An đã trở thành ngôi đền thiêng lưu giữ ký ức, truyền thống và văn hóa của cộng đồng người Triều Châu. Được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia, hội quán Nghĩa An là điểm đến thú vị để khám phá nghệ thuật kiến trúc độc đáo và tìm hiểu văn hóa đa dạng của Sài Gòn.
Hãy cùng trải nghiệm những công trình tâm linh nổi tiếng của Việt Nam tại các điểm du lịch hấp dẫn như Hạ Long, Phú Quốc, Hội An, Nha Trang… Và đừng quên đặt phòng tại hệ thống nghỉ dưỡng Vinpearl để có một trải nghiệm kỳ nghỉ đáng nhớ. Tại đây, bạn sẽ được tận hưởng không gian sang trọng, tiện nghi, tầm nhìn khoáng đạt và đa dạng dịch vụ đẳng cấp.
Hành trình du lịch sẽ càng trọn vẹn với những trải nghiệm vui chơi diệu kỳ tại các cơ sở VinWonders. Tại đây, bạn sẽ khám phá hàng trăm hoạt động trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn, từ các trò chơi cảm giác mạnh, công viên nước, thế giới đại dương, trò chơi tương tác đến việc tìm hiểu đời sống động vật và thưởng thức các show diễn thực cảnh.
Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất