Nội dung
Amidan là gì?
Được biết đến là một trong những bệnh lý phổ biến nhất mà ai cũng có thể mắc phải, amidan là một căn bệnh không chỉ gây khó chịu trong quá trình viêm mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về amidan và những biến chứng đáng sợ sau khi mắc, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Các biến chứng sau khi bị mắc viêm amidan
Bệnh tinh hồng nhiệt
Do độc tố của liên cầu trùng gây ra, bệnh nhân nổi ban, nổi hạch, đau họng, nhức đầu, ói mửa, sốt cao, amidan sưng to, họng đỏ, lưỡi đỏ, nhịp tim nhanh. Amidan có giả mạc. Bệnh này dẫn đến biến chứng viêm tai giữa hoại tử các xương con.
Nổi ban đỏ trong tinh hồng nhiệt
Viêm khớp cấp
Dấu hiệu amidan có thể khiến bệnh nhân bị các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau các khớp cổ tay, đầu gối, các ngón tay, ngón chân, người mệt mỏi, uể oải. Sau biến chứng viêm khớp thường dẫn đến bệnh lý màng tim.
Viêm cầu thận
Tần suất bệnh viêm cầu thận sau viêm amidan khoảng 24%, và chuyển thành viêm thận cấp sau đó. Bệnh nhân có hiện tượng phù chân, phù mặt nhất là khi ngủ dậy.
Hầu hết các trường hợp viêm cầu thận do nhiễm liên cầu tan huyết beta nhóm A, đáng chú ý là loại 12 (gây viêm họng), ước tính từ 5 đến 10% bệnh nhân viêm họng do Streptococcus. Thời gian ủ bệnh điển hình từ 6 đến 21 ngày từ khi nhiễm khuẩn đến khi khởi phát viêm cầu thận.
Áp xe quanh amidan
Trường hợp viêm amidan nhiều lần thường dẫn đến áp xe quanh amidan. Bệnh nhân đau họng, khó nuốt, sưng họng nói không ra tiếng, đau đầu, sốt cao, hơi thở hôi, chảy nước dãi, do không nuốt được.
Khám họng phát hiện khẩu cái mềm bên áp xe bị đẩy ra trước, sờ mềm. Khi rạch dẫn lưu nhiều mủ đặc rất thối trong ổ áp xe.
Biến chứng tại chỗ
Triệu chứng của amidan bị viêm không chỉ khiến người bệnh khó chịu khi quá trình viêm đang hoạt động mà nó gây ra biến chứng tại amidan nặng nề hơn.
- Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở hơn, đặc biệt khi ngủ.
- Tình trạng nhiễm trùng sẽ lan sang các mô tế bào quanh amidan.
- Xuất hiện viêm amidan hốc mủ, có nhiều lớp trắng đục như mủ, hình thái như bã đậu bám tại thành họng và lưỡi.
Biến chứng kế cận
Viêm amidan có thể gây biến chứng đến một số bộ phận xung quanh nó như tai, mũi và phế quản. Người bệnh có nguy cơ sẽ mắc thêm các bệnh như viêm xoang, ngạt mũi, viêm tai giữa, viêm xuống thanh khí phế quản.
Biến chứng toàn thân
Trong trường hợp căn nguyên gây biểu hiện viêm amidan là vi khuẩn. Đặc biệt là liên cầu tan huyết beta nhóm A mà không được điều trị hoặc điều trị không đúng căn nguyên có thể dẫn đến thấp khớp hoặc viêm cầu thận.
Chẩn đoán viêm amidan chính xác
Việc chẩn đoán chính xác bệnh viêm amidan là rất cần thiết để chữa trị kịp thời, và quan trọng hơn là tìm được đúng căn nguyên gây bệnh để có phương pháp điều trị trúng đích, hiệu quả và an toàn.
So sánh giữa amidan khỏe mạnh và khi amidan nhiễm khuẩn
Có hai phương pháp chẩn đoán dấu hiệu amidan như sau:
Phương pháp khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ đánh giá lâm sàng bệnh nhân bằng cách hỏi bệnh và khám trực tiếp tại vị trí sưng.
Bệnh nhân sẽ cung cấp thông tin về tiền sử bệnh, các triệu chứng mình đang gặp phải, tính chất và biểu hiện của chúng ra sao. Bác sĩ sẽ khám tại cổ họng bệnh nhân, nhìn trực tiếp trạng thái viêm. Từ đó đánh giá và chẩn đoán bệnh.
Phương pháp xét nghiệm
Mặc dù biểu hiện viêm amidan rất dễ nhận biết trên lâm sàng nhưng nguyên nhân của nó lại khó xác định được chính xác khi chỉ nhìn vào. Do vậy, phương pháp xét nghiệm là rất cần thiết để xác định tác nhân gây bệnh.
Bệnh nhân sẽ được lấy dịch cổ họng để nuôi cấy hoặc xét nghiệm kháng nguyên.
Điều trị viêm amidan hiệu quả nhất
Điều trị bằng thuốc (nội khoa)
Bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc điều trị triệu chứng và kháng sinh nếu nguyên nhân là vi khuẩn.
Các thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng dùng cho viêm amidan thường là giảm đau, chống sưng phù nề, bù nước. Bệnh nhân cần vệ sinh miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.
Kháng sinh có thể được kê ngay từ đầu theo kinh nghiệm hoặc khi có kết quả xác định từ xét nghiệm. Khi sử dụng thuốc kháng sinh, bệnh nhân phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, uống đủ liều, đúng giờ.
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Một số phương pháp dân gian giúp giảm nhẹ triệu chứng của amidan:
Súc miệng bằng nước muối
Cách thực hiện: Ngửa đầu về sau, mặt hướng lên trên, khò nước muối nhẹ nhàng để chúng tiếp xúc với cổ họng và phần amidan.
Cách dùng: Thường xuyên nhiều lần trong ngày.
Ngậm nước gừng, mật ong
Giảm triệu chứng của amidan bằng gừng mật ong
Cách thực hiện: Dùng gừng tươi, làm sạch vỏ. Sau đó thái lát hoặc giã nát cho vào lọ thủy tinh sạch. Cho tiếp mật ong vào ngâm và đậy nắp lại.
Cách dùng: Dùng hàng ngày, ngậm nước gừng mật ong cho đến khi thấy triệu chứng viêm không còn nữa.
Súc miệng bằng nước ép hành củ
Cách thực hiện: Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm một ly nước ấm và 1 củ hành đã rửa sạch. Ép nước hành và cho nước ép này vào ly nước ấm và khuấy đều.
Cách dùng: Dùng nước ép hành pha ấm súc miệng 2-3 lần mỗi ngày.
Phẫu thuật
Viêm amidan nên được phẫu thuật trong các trường hợp:
- Bệnh nhân viêm amidan mạn tính, một năm tái phát nhiều lần, khoảng 5-6 lần.
- Viêm amidan đã gây ra biến chứng viêm xoang, viêm mũi, viêm khớp, hay viêm cầu thận …
- Triệu chứng của amidan bị viêm quá phát, khiến bệnh nhân khó thở, không nói được.
Các phương pháp phẫu thuật hiện nay rất tiên tiến và nhanh chóng, đây cũng là phương pháp điều trị rất hiệu quả, nhanh chóng giảm triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.
Nên cắt amidan hay không?
Khi nào nên cắt amidan
- Một năm amidan viêm trên 4 lần.
- Áp xe quanh amidan hay áp xe amidan dù một lần cũng nên cắt amidan.
- Gây biến chứng viêm khớp, có biến chứng tim, viêm thận dù ít hơn 4 lần cũng nên cắt amidan.
- Ngưng thở khi ngủ nên cắt amidan và chỉnh hình màn hầu.
- Amidan quá phát gây khó thở nên cắt một bên amidan, trường hợp trẻ bị ói thường xuyên khi ăn cũng nên cắt amidan.
- Viêm tai giữa tái đi tái lại cũng nên cắt amidan.
- Ngoài ra, còn có những chỉ định cắt amidan tuyệt đối như trong trường hợp nghi bị ung thư, hoặc những chỉ định rất nhỏ như hôi miệng do amidan có nhiều ngách lắng đọng lại thức ăn, sỏi amidan, nấm amidan…
4 phương pháp chính để thực hiện cắt amidan
- Phương pháp bóc tách dùng dao, kéo và thòng lọng: ưu điểm là vết mổ lành đẹp, nhưng chảy máu nhiều. Phương pháp cắt amidan bằng dao điện đơn cực hay lưỡng cực: nhanh nhưng thường gây bỏng sâu, hố mổ xấu.
- Phương pháp cắt amidan bằng Sluder thường hay Sluder điện: nhanh nhưng cần bác sĩ kinh nghiệm, phương pháp này hiện nay ít dùng, vết mổ xấu.
- Phương pháp cắt amidan bằng sóng Radio cao tần (máy Coblator): phương pháp này không mất máu, ít tổn thương mô xung quanh, thời gian mổ ngắn, mau lành, nhưng giá thành đầu cắt cao.
- Cắt amidan bằng Coblator được xem là phương pháp ưu việt nhất hiện nay vì ít gây bỏng nhất và ít tổn thương mô xung quanh. Đặc biệt, sau khi cắt amidan, trẻ có thể nói chuyện, ăn uống bình thường được ngay. Cần có chế độ ăn uống đặc biệt: ăn mềm, nguội, đủ dinh dưỡng, kiêng các thức ăn cứng, nóng, chua, cay. Không khạc nhổ sau cắt bởi có thể bong giải mạc đột ngột gây chảy máu.
Thời gian thực hiện một ca phẫu thuật amidan bằng phương pháp Coblator chỉ mất 10 phút. Do được gây mê nên khi cắt xong, các bé rất thoải mái, không có cảm giác sợ hãi, không bị stress.
Thông thường, sau khi làm hết các xét nghiệm rà soát các dấu hiệu amidan, bác sĩ sẽ hẹn người bệnh đến nhập viện, sáng hôm sau bệnh nhân sẽ được mổ. Phẫu thuật thường được tiến hành vào buổi sáng.
Tại bệnh viện Tai mũi họng Sài Gòn có thể xét nghiệm buổi sáng và phẫu thuật trong ngày. Nhưng tốt nhất nên xét nghiệm trước 1 ngày, hôm sau sẽ mổ sớm.
Phương án phòng ngừa viêm amidan
Đối với nhóm trẻ em
Trẻ em là đối tượng cần được chăm sóc và thăm khám bởi các bác sĩ có chuyên môn. Để phòng ngừa viêm amidan ở trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý các điểm sau:
- Hướng dẫn và nhắc nhở trẻ chăm sóc răng miệng, họng sạch sẽ. Nên sử dụng nước muối sinh lý để súc họng hàng ngày.
- Giữ gìn vệ sinh các đồ dùng, đồ chơi của trẻ. Vệ sinh các đồ chơi định kỳ.
- Giữ ấm vùng họng trong mùa đông bằng mặc đồ ấm, quàng khăn, uống nước ấm.
- Chế độ dinh dưỡng: cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ qua thức ăn, các loại thực phẩm bổ sung, hoa quả,… để trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh.
- Nhắc nhở trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
- Nên đưa trẻ đi khám định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở trẻ.
Đối với nhóm người lớn
Biểu hiện viêm amidan rất thường gặp trong điều kiện thời tiết thay đổi, đặc biệt là những người đã có tiền sử ác bệnh lý trên đường hô hấp. Do vậy, để chủ động phòng ngừa viêm amidan cho bản thân và các thành viên trong gia đình, mọi người cần thực hiện các biện pháp sau đây:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Đối với người có tính chất công việc nặng sức, cần bổ sung nhiều hơn.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng hai lần sáng và tối. Súc miệng bằng nước muối.
- Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, rượu bia, thuốc lá,… tránh tình trạng tổn thương vùng họng. Nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
- Giữ gìn vệ sinh không gian sống, thường xuyên lau dọn nội thất, nhà cửa.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, duy trì sức khỏe thể chất.
- Hạn chế nói lớn tiếng và cố gắng nói ít hơn bình thường.
Viêm amidan là một căn bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Để tránh rủi ro, việc phòng ngừa viêm amidan là rất quan trọng. Hãy thực hiện chăm chỉ các biện pháp phòng ngừa và thăm khám định kỳ để duy trì sức khỏe của bạn và gia đình.
Liên hệ: fptskillking.edu.vn