Các ngành nghề khối A luôn thu hút các bạn trẻ yêu thích tư duy sáng tạo và những con số. Đây cũng là khối ngành dễ xin việc sau khi ra trường với mức lương tiềm năng. Vậy, cụ thể khối A có những ngành nào hot và sinh viên tốt nghiệp có thể làm những công việc gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Nội dung
Khối A gồm những môn nào?
Trước đây, khối A gồm 3 môn thi truyền thống là Toán – Vật lý – Hóa học. Sau đó, có thêm 2 khối phụ là A1 (Toán, Vật lý, tiếng Anh) và A2 (Toán, Vật lý, Ngữ văn). Trong vài năm trở lại đây, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có sự thay đổi lớn, chia khối A thành nhiều tổ hợp môn.
Hiện nay, các môn học thuộc khối A đã được mở rộng thành 18 tổ hợp vô cùng đa dạng cho các bạn lựa chọn:
- A1 (Toán – Lý – Anh)
- A2 (Toán – Lý – Sinh)
- A3 (Toán – Lý – Sử)
- A4 (Toán – Lý – Địa)
- A5 (Toán – Hóa – Sử)
- A6 (Toán – Hóa – Địa)
- A7 (Toán – Sử – Địa)
- A8 (Toán – Sử – GDCD)
- A9 (Toán – Địa – GDCD)
- A10 (Toán – Lý – GDCD)
- A11 (Toán – Hóa – GDCD)
- A12 (Toán – Khoa học tự nhiên – Khoa học xã hội)
- A13 (Toán – Khoa học tự nhiên – Sử)
- A14 (Toán – Khoa học tự nhiên – Địa)
- A15 (Toán – Khoa học tự nhiên – GDCD)
- A16 (Toán – Khoa học tự nhiên – Văn)
- A17 (Toán – Lý – Khoa học xã hội)
- A18 (Toán – Hóa – Khoa học xã hội)
Khối A có giống khối A1 không?
Khối A và khối A1 (hay A01) là hai tổ hợp môn thi trong kỳ thi đại học, khác nhau về cấu trúc môn thi, đối tượng tuyển sinh và tỷ lệ cạnh tranh.
Cụ thể, về cấu trúc môn thi, Khối A gồm ba môn học truyền thống là Toán, Vật lý và Hóa học. Trong khi đó, khối A1 gồm ba môn học là Toán, Vật lý và Tiếng Anh. Như vậy, có thể thấy là Toán và Vật lý là hai môn bắt buộc trong khối A và A1. Dựa theo lực học môn Hóa học và Tiếng Anh, bạn hãy chọn khối thi phù hợp.
Về đối tượng tuyển sinh, Khối A phù hợp cho các thí sinh học tốt và yêu thích các môn học tự nhiên như Toán, Vật lý và Hóa học. Các bạn học sinh muốn theo học các ngành liên quan đến khoa học tự nhiên, kỹ thuật, y học, hóa sinh, v.vv.. thường chọn khối A.
Trong khi đó, Khối A1 phù hợp cho các thí sinh có sở thích và khả năng về Toán và Vật lý, cùng với khả năng ngoại ngữ tốt. Thí sinh muốn theo học các ngành liên quan đến kỹ thuật, công nghệ, quản lý, ngôn ngữ học, v.vv.. thường chọn khối A1.
Khối A có số lượng thí sinh đăng ký và cạnh tranh cao. Vì vậy các ngành học thuộc khối A thường có điểm chuẩn cao hơn so với khối A1.
Khối A gồm những ngành nào?
Với tổ hợp môn thi đa dạng, khối A cũng mang lại cho bạn rất nhiều sự lựa chọn về ngành học. Vậy khối A gồm những ngành nào và chương trình học trong từng ngành thế nào? Bạn hãy tìm hiểu ngay sau đây:
Nhóm ngành kinh tế
Đây là ngành học hot nhất trong khối A. Thống kê năm 2021 của Bộ GD&ĐT cho thấy, số lượng đơn nguyện vọng đăng ký cho nhóm ngành Kinh tế chiếm tỷ lệ cao nhất (32.77%).
Ngành Kinh tế tập trung nghiên cứu về các quy trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ của các tài nguyên. Học ngành kinh tế, bạn sẽ hiểu về cách hoạt động của nền kinh tế và áp dụng các nguyên lý kinh tế để phân tích và đưa ra quyết định.
Chương trình học bao gồm các môn như Kinh tế học, Quản lý kinh tế, Kế toán, kiểm toán, Thống kê, Tài chính, Marketing, Kinh tế quốc tế, Kinh tế học vi mô và kinh tế học vi mô.
Kinh tế là một trong những ngành khối A được quan tâm nhất, khi mà kinh tế đang hội nhập và tạo ra vô vàn cơ hội việc làm cho các bạn trẻ. Các chuyên ngành/bộ môn thuộc khối ngành này là Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Thương mại, Marketing, Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Quản trị doanh nghiệp…
Nhóm ngành khoa học kỹ thuật
Trong giai đoạn công nghiệp hiện đại, kỹ thuật và công nghệ được xem là nền tảng phát triển mạnh mẽ của mỗi một quốc gia. Bởi vậy, nhu cầu nhân sự cho khối ngành này cũng luôn luôn cao. Các ngành nghề khối A học kỹ thuật và công nghệ kể đến có Điện tử, Công nghệ Thông tin, Cơ khí, Xây dựng, Máy tính, Nghiên cứu khoa học, v.vv..
Nhóm ngành xã hội
Nhiều bạn cho rằng học khối A thì không liên quan nhiều đến các vấn đề xã hội, khối xã hội sẽ dành cho các ngành nghề khối C. Thực tế, lĩnh vực xã hội hiện nay cũng đã được công nghệ hóa, bắt kịp xu hướng số toàn cầu. Bởi vậy, học khối A cũng có thể làm việc trong ngành xã hội với những mảng như Truyền thông, Báo chí, Văn hóa, Du lịch, Luật, Triết học, v.vv..
Ngành An ninh quốc phòng
Ngành An ninh quốc phòng là một ngành nhận được sự quan tâm và lựa chọn đặc biệt từ các sĩ tử, đặc biệt là các bạn nam. Điều này được thể hiện qua chỉ tiêu đăng ký thi đại học, trong đó ngành An ninh quốc phòng đã đứng đầu danh sách Nguyện vọng 1 nhiều nhất (theo thông tin đăng ký tuyển sinh đại học năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Các bạn học ngành An ninh quốc phòng sẽ nhận được sự hỗ trợ toàn diện từ nhà nước với việc chi trả 100% học phí và chi phí ăn ở trong quá trình đào tạo. Tuy nhiên, môi trường đào tạo trong ngành này rất nghiêm khắc và kỷ luật nhằm đảm bảo đầu ra và giúp sinh viên tìm được những công việc phù hợp. Đây là những lý do chính khiến các bạn trẻ lựa chọn ngành An ninh quốc phòng.
Ngành Kỹ thuật và Công nghệ thông tin (CNTT)
Nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Kỹ thuật – Công nghệ rất cần thiết để xây dựng và phát triển đất nước. Do đó, xu hướng chọn ngành Kỹ thuật – Công nghệ đang tăng nhanh chóng trong những năm trở lại đây. Trong đó, ngành Máy tính và Công nghệ thông tin nằm ở vị trí thứ hai với số lượng đơn đăng ký lớn, đạt 336.001 nguyện vọng, trong khi chỉ nhận 49.582 thí sinh.
Ngành Công nghệ thông tin tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các hệ thống thông tin và công nghệ liên quan. Sinh viên sẽ học về lập trình, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ thông tin khác.
Chương trình học bao gồm các môn như Lập trình, Cơ sở dữ liệu, Mạng máy tính, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin, Hệ thống thông tin, Thiết kế giao diện người dùng, Phân tích và thiết kế hệ thống.
Ngành Luật
Ngành Luật thuộc khối A là một ngành học có sự quan tâm và lựa chọn không nhỏ từ các sĩ tử. Ngành Luật tập trung nghiên cứu và giảng dạy về các quy luật, quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân và tổ chức trong xã hội.
Chương trình học của ngành Luật bao gồm các môn học cơ bản như Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật dân sự, Luật hình sự, Luật kinh tế, Luật lao động và các môn học chuyên ngành khác. Sinh viên sẽ được học cách áp dụng và hiểu các quy định pháp luật, phân tích vấn đề pháp lý, nghiên cứu các văn bản pháp luật, tham gia giải quyết tranh chấp và tư vấn pháp luật cho các cá nhân và tổ chức.
Ngành Sư phạm
Ngành Sư phạm thuộc khối A cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành giáo viên chuyên nghiệp. Ngành này nhận được sự quan tâm và lựa chọn từ nhiều sĩ tử có niềm đam mê giảng dạy và mong muốn góp phần vào sự phát triển của hệ thống giáo dục.
Chương trình học của ngành Sư phạm bao gồm các môn học cơ bản như Giáo dục và Đào tạo, Tâm lý học, Phương pháp giảng dạy, Quản lý giáo dục, Kỹ năng giao tiếp và nhiều môn học chuyên ngành khác. Sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ năng giảng dạy, lập kế hoạch giảng dạy, xây dựng và thực hiện các hoạt động giáo dục, đánh giá và quản lý lớp học.
Ngành Logistics
Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển của thương mại và hệ thống kinh tế toàn cầu, ngành Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự liên kết và lưu thông hiệu quả của hàng hóa từ nguồn cung cấp đến khách hàng.
Chương trình học của ngành Logistics bao gồm: Quản lý chuỗi cung ứng, Vận tải và giao thông, Quản lý kho và bãi, Quản lý mua hàng, Quản lý dự án, Kế toán quản trị, các môn quản lý và vận hành trong lĩnh vực Logistics.
Sinh viên sẽ được học cách lập kế hoạch, tổ chức, điều phối và kiểm soát các hoạt động vận chuyển, lưu trữ, quản lý hàng hóa và thông tin trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó là các kỹ năng phân tích, quyết định, quản lý rủi ro, tối ưu hóa hiệu suất và sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý Logistics.
Ngành Marketing
Ngành Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường, xây dựng hình ảnh thương hiệu và tương tác với khách hàng. Ngành Marketing sẽ cung cấp chương trình đào tạo bài bản về nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp và kỹ thuật quảng cáo, tiếp thị và quản lý thương hiệu để tạo ra giá trị cho sản phẩm và dịch vụ.
Chương trình học của ngành Marketing bao gồm các môn học như Quảng cáo, Tiếp thị và quản lý thương hiệu, Nghiên cứu thị trường, Truyền thông tiếp thị, Kế hoạch tiếp thị, Quản lý bán hàng. Bên cạnh đó còn có các môn học liên quan đến phân tích thị trường, quản lý mối quan hệ khách hàng, xây dựng chiến lược tiếp thị.
Sinh viên sẽ được đào tạo về cách xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng, tìm hiểu thị trường và đối thủ cạnh tranh, phân tích dữ liệu thị trường và xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp. Bạn sẽ học cách phát triển các chiến dịch quảng cáo, xây dựng và quản lý thương hiệu và tạo ra các hoạt động tiếp thị sáng tạo để thu hút và giữ chân khách hàng.