Chính trị học không chỉ đơn thuần là một ngành học, mà còn là kho tàng tri thức về các vấn đề chính trị và xã hội, cung cấp cho sinh viên những kỹ năng giải quyết các tình huống trong cuộc sống. Nếu bạn đang quan tâm đến ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO khám phá thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây!
Nội dung
Giới thiệu chung về ngành Chính trị học
Ngành Chính trị học (Mã ngành: 7310201) là lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về chính trị, miêu tả và phân tích các hệ thống chính trị và hành vi chính trị. Các lĩnh vực trong chính trị học bao gồm lý thuyết chính trị và triết học chính trị, giáo dục công dân và chính trị đối sánh, hệ thống quốc gia, phân tích chính trị, phát triển chính trị, quan hệ quốc tế, chính sách ngoại giao, chính trị và luật quốc tế, quản lý hành chính, ứng xử quản lý hành chính, luật, chính sách xã hội…
Ngành Chính trị học đào tạo cử nhân với kiến thức vững chắc về nền tảng khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là các lĩnh vực gần gũi với Chính trị học. Sinh viên học ngành Chính trị học sẽ được trang bị những kiến thức lý thuyết, phương pháp và kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào các hoạt động trong xã hội.
Các trường đào tạo ngành Chính trị học
Dưới đây là một số trường đại học hàng đầu đào tạo ngành Chính trị học ở các khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam:
Khu vực miền Bắc
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ĐHQGHN
- Trường Đại học Hải Dương
- Trường Đại học Nội Vụ
- Trường Đại học Thành Đông
- Trường Đại học Tân Trào
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khu vực miền Trung
- Trường Đại học Vinh
- Trường Đại học Hà Tĩnh
Khu vực miền Nam
- Trường Đại học Cần Thơ
- Trường Đại học Trà Vinh
- Trường Đại học Thủ Dầu Một
Các khối xét tuyển ngành Chính trị học
Các khối xét tuyển vào ngành Chính trị học bao gồm:
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
- C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
- C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
- C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
- D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
- D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
- D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức
- D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
Chương trình đào tạo ngành Chính trị học
Chương trình đào tạo ngành Chính trị học được chia thành các khối kiến thức chung, kiến thức theo lĩnh vực, kiến thức theo khối ngành và kiến thức theo nhóm ngành.
Khối kiến thức chung
- Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tin học cơ sở 2
- Ngoại ngữ cơ sở 1
- Tiếng Anh cơ sở 1
- Tiếng Nga cơ sở 1
- Tiếng Anh cơ sở 2
- Tiếng Nga cơ sở 2
- Tiếng Pháp cơ sở 2
- Tiếng Trung cơ sở 2
- Ngoại ngữ cơ sở 3
- Tiếng Anh cơ sở 3
- Tiếng Nga cơ sở 3
- Tiếng Pháp cơ sở 3
- Tiếng Trung cơ sở 3
- Giáo dục thể chất
- Giáo dục quốc phòng-an ninh
- Kỹ năng bổ trợ
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
Khối kiến thức theo lĩnh vực
Các học phần bắt buộc
- Các phương pháp nghiên cứu khoa học
- Nhà nước và pháp luật đại cương
- Lịch sử văn minh thế giới
- Cơ sở văn hoá Việt Nam
- Xã hội học đại cương
- Tâm lý học đại cương
- Logic học đại cương
Các học phần tự chọn
- Kinh tế học đại cương
- Môi trường và phát triển
- Thống kê cho khoa học xã hội
- Thực hành văn bản tiếng Việt
- Nhập môn Năng lực thông tin
Khối kiến thức theo khối ngành
Các học phần bắt buộc
- Chính trị học đại cương
- Tôn giáo học đại cương
- Thể chế chính trị thế giới
- Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam
Các học phần tự chọn
- Lịch sử Việt Nam đại cương
- Lịch sử triết học đại cương
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Phương thức sản xuất châu Á và làng xã ở Việt Nam
- Nhân học đại cương
- Báo chí truyền thông đại cương
Khối kiến thức theo nhóm ngành
Các học phần bắt buộc
- Chính trị và chính sách
- Chính sách công của Việt Nam
- Chính trị học phát triển
Các học phần tự chọn
- Hành chính học đại cương
- Khoa học tổ chức
- Dư luận xã hội
- Kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin
Khối kiến thức ngành
Các học phần bắt buộc
- Lịch sử học thuyết chính trị
- Phương pháp nghiên cứu chính trị học
- Quyền lực chính trị
- Đảng chính trị
- Hệ thống chính trị Việt Nam
- Văn hóa chính trị Việt Nam
- Nhập môn Chính trị quốc tế
- Nhập môn Hồ Chí Minh học
- Chính trị học so sánh
- Chính trị và truyền thông
- Phương pháp viết bài luận và thuyết trình chính trị
- Thực hành văn bản chính trị
Các học phần tự chọn
-
Hướng chuyên ngành Lý thuyết chính trị:
- Thực tập chuyên môn
- Giới thiệu tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Hồ Chí Minh về chính trị
- Phụ nữ, chủ nghĩa nữ quyền và chính trị
- Phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị
-
Hướng chuyên ngành Chính trị Việt Nam:
- Thực tập chuyên môn
- Chính trị Việt Nam thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Chính sách đối ngoại của Việt Nam
-
Hướng chuyên ngành Chính trị quốc tế:
- Thực tập chuyên môn
- Chính sách đối ngoại của các nước lớn
- Quan hệ chính trị quốc tế
- Kinh tế chính trị quốc tế
-
Hướng chuyên ngành Hồ Chí Minh học:
- Thực tập chuyên môn
- Hồ Chí Minh với con đường cách mạng Việt Nam
- Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam
- Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng văn hóa, đạo đức, con người mới Việt Nam
-
Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:
- Thực tập tốt nghiệp
- Khoá luận tốt nghiệp
- Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
- Chính trị học – Những vấn đề cơ bản
- Chính trị Việt Nam – Những vấn đề cơ bản
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Chính trị học, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm như:
- Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế – xã hội.
- Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan lí luận chính trị.
- Làm phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương.
- Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học trong hệ thống trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.
Hướng nghiệp GPO hi vọng rằng bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành Chính trị học. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland để khám phá sự kết hợp hoàn hảo giữa sở thích và ngành học!