Mỗi người đều có khóe móng chân nhưng phần này thường không gây khó chịu trong sinh hoạt. Tuy nhiên, có rất nhiều phụ nữ thích lấy khóe móng chân vì giúp móng chân sạch sẽ hơn. Nhưng để lấy khóe móng chân đúng cách và an toàn bằng cây lấy khóe móng chân, bạn cần đọc tiếp nội dung dưới đây.
Nội dung
Có Nên Lấy Khóe Móng Chân Hay Không?
Khóe móng chân là phần rìa ở hai bên ngoài cùng của móng. Thông thường, nó không gây đau đớn hay khó chịu. Bạn có thể lấy khóe móng chân hoặc không, tùy thích. Tuy nhiên, hầu hết các chị em hiện nay thường chủ động lấy khóe móng chân khi làm móng và vô tình “cắt” quá sát vào góc móng khiến vùng đó bị trầy xước, chảy máu.
Cho dù bạn cố ý hay vô tình cắt phạm phần khóe móng chân, nếu không biết cách lấy khóe, không biết cách vệ sinh và chăm sóc đúng cách sau khi lấy khóe, bạn dễ bị đau, sưng mủ, chảy máu và có thể gây nhiễm trùng móng rất nguy hiểm.
Hàng ngày, đôi chân của chúng ta tiếp xúc với bề mặt đất và bụi bẩn, nơi chứa nhiều vi khuẩn. Nên bạn cần biết cách hoặc người lấy khóe chân cần biết cách xử lý đúng cách để đảm bảo an toàn.
Cách Sử Dụng Cây Lấy Khóe Móng Chân
Cây lấy khóe là dụng cụ giúp thợ làm móng làm sạch và vệ sinh móng, đặc biệt là để lấy khóe dễ dàng hơn. Để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho người sử dụng, đầu lấy khóe thường được làm bằng thép không gỉ, còn phần thân có thể thay đổi tùy theo nhà sản xuất.
Cách lấy khóe:
- Dùng kềm cắt da cắt bỏ phần da thừa xung quanh móng, để móng thon gọn và đẹp. Bạn nên ngâm chân vào bát nước sạch trước đó để da mềm hơn, dễ xử lý hơn.
- Làm đều cả hai bàn chân, cẩn thận để không cắt quá sát vào móng.
- Sau đó, đẩy khóe móng bằng cây lấy khóe một cách nhẹ nhàng và từ từ, tránh chọc vào sâu góc khóe gây xước, chảy máu dễ dẫn đến nhiễm trùng.
- Rửa lại chân bằng nước sạch và lau khô bằng khăn sạch.
Cách Lấy Khóe Bằng Kềm
Bước 1: Trước khi lấy khóe móng chân, bạn cần ngâm chân với nước sạch để làm mềm móng chân. Việc này sẽ loại bỏ các vết bẩn trên chân hoặc kẽ móng chân, làm cho móng chân của bạn sạch sẽ.
Bước 2: Sau khi nhúng chân vào nước, bạn dùng kềm làm sạch các khóe móng chân. Lưu ý không nên cắt quá gần hoặc quá sâu vào móng để tránh cắt vào thịt.
Bước 3: Cuối cùng, bạn rửa sạch lại chân bằng nước ấm và dùng khăn để lau khô chân.
Làm Thế Nào Khi Móng Chân Bị Sưng Mủ Nhẹ
Nếu chẳng may lấy khoé móng chân bị sưng mủ, bạn cần thực hiện những điều dưới đây:
- Rửa sạch tay và móng chân trước khi chạm vào chân.
- Khử trùng các dụng cụ làm móng bằng cồn hoặc oxy già.
- Ngâm chân trong nước ấm khoảng 5-10 phút để làm mềm móng. Dùng khăn mềm lau khô bàn chân và các kẽ ngón chân.
- Từ từ nhấc mép móng chân lên và đặt miếng bông dưới móng để móng mọc theo hướng khác tránh đâm vào da.
- Dùng dũa hoặc cây đẩy biểu bì để loại bỏ tế bào chết trên da. Có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi vào ngón chân bị sưng.
Khi Bị Nhiễm Trùng Móng Có Nên Cắt Móng Chân?
Trong quá trình lấy khóe, nếu không may móng chân bị thương, bạn nên bấm móng chân như sau để ngăn ngừa nhiễm trùng:
- Dùng kềm để cắt móng chân. Lưu ý không nên cắt quá sát mà nên để móng dài ít nhất từ 1 đến 2mm. Bạn nên cắt chúng đều nhau 4 đến 6 tuần một lần.
- Bạn nên cẩn thận khi cắt để giảm bớt áp lực và cơn đau.
- Sử dụng chất khử trùng hoặc dầu cây trà để làm sạch vùng cắt móng chân.
Hướng Dẫn Chăm Sóc Móng Tránh Nhiễm Trùng
Nếu lấy khóe xong chân bạn bị sưng mủ, đau nhức, điều đầu tiên cần làm để tránh nhiễm trùng:
- Bạn nên uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nếu cần, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn dùng một số loại thuốc giảm đau.
- Thường xuyên bôi kem kháng sinh vào vùng móng bị sưng một ngày 2 lần hoặc bôi kem chống viêm.
- Luôn giữ móng chân sạch sẽ và khô ráo. Hạn chế đi bộ hoặc chạy bộ, áp lực lên móng chân khi bị sưng mủ.
- Nên tránh một số thực phẩm như thịt bò, rau muống, gạo nếp,… khiến vết thương mưng mủ nhiều hơn.
Một Số Lưu Ý Khi Làm Móng
Cách giữ móng chân luôn đẹp, để chăm sóc đôi chân tốt nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Khi gặp tình trạng như móng chân cong, quặp vào da, hãy đi khám để điều trị an toàn hơn là đến tiệm làm móng thông thường. Nguyên nhân là do đội ngũ làm móng chưa có nhiều kinh nghiệm để xử lý trường hợp này an toàn, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng móng.
- Nếu móng chân bị trầy xước và bị nhiễm trùng, bạn nên đi khám bác sĩ.
- Dùng kềm cắt móng cá nhân đã được khử trùng trước khi dùng và thường xuyên làm sạch móng chân bằng bàn chải mềm và xà phòng. Điều này hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và bụi bẩn tấn công.
- Luôn giữ chân khô ráo và tốt nhất là không nên đi chân đất, điều này sẽ khiến chân dễ bị bám bụi bẩn vào giữa các móng hoặc các loại vi khuẩn hoặc nấm da chân xâm nhập.
- Bạn không nên đi giày, dép quá chật để tránh móng đâm vào da.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc có nên lấy khóe chân hay sử dụng cây lấy khóe móng chân như thế nào cho đúng. Làm đẹp là rất cần thiết nhưng cần phải làm đẹp đúng cách để tránh phản tác dụng chị em nhé!
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp