Những năm gần đây, ngành Đô thị học đã trở thành một ngành học được đánh giá cao và thu hút sự quan tâm của nhiều thí sinh. Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế đô thị, cơ hội việc làm trong lĩnh vực này ngày càng nhiều. Nếu bạn quan tâm đến ngành này, hãy cùng tìm hiểu thông tin tổng quan về Đô thị học qua bài viết này.
Nội dung
Giới thiệu chung về ngành Đô thị học
Đô thị học (Mã ngành: 7580112) là một ngành khoa học tổng hợp, bao gồm quy hoạch kiến trúc đô thị, sử dụng đất đai, đầu tư và phát triển hạ tầng công cộng. Đây là ngành học mới được đánh giá cao trong nhóm ngành Kiến trúc và quy hoạch.
Chương trình đào tạo ngành Đô thị học sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành, kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp. Sinh viên sẽ được học những kiến thức chuyên ngành như cơ sở quy hoạch đô thị, luật đất đai, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, kinh tế xây dựng và phát triển đô thị, quy phạm và tiêu chuẩn xây dựng, quản lý đô thị và quản lý xây dựng, quản lý giao thông vận tải, quản lý môi trường và chất thải, quản lý bất động sản, đất đai, nhà ở đô thị, quản lý các dịch vụ dân sinh và trật tự đô thị, và nhiều kiến thức khác.
Các trường đào tạo ngành Đô thị học
Hiện nay, chỉ có một đơn vị đào tạo ngành Đô thị học là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. HCM.
Các khối xét tuyển ngành Đô thị học
Ngành Đô thị học có các khối xét tuyển như sau:
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
Chương trình đào tạo ngành Đô thị học
Ngành Đô thị học có chương trình đào tạo gồm hai khối kiến thức chính: kiến thức đại cương và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
Kiến thức đại cương
Bắt buộc:
- Lý luận chính trị: 10 chỉ
- Khoa học xã hội: 15 chỉ
Tự chọn: 4-5 tín chỉ
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức cơ sở ngành
- Phương pháp nghiên cứu đô thị ứng dụng
- Địa lý đô thị
- Đồ họa kiến trúc đại cương
- Kinh tế học phát triển
- Môi trường đô thị
- Mỹ thuật đô thị
- Phần mềm SPSS (for Windows)
- Đô thị học đại cương
Kiến thức chuyên ngành
- Bảo tồn di sản không gian kiến trúc đô thị
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
- Kiến trúc cảnh quan đô thị
- Kiến trúc đại cương
- Lý thuyết quy hoạch đô thị
- Quy hoạch ứng dụng
- Dân số học đô thị
- Kinh tế học đô thị
- Xã hội học đô thị
- Đánh giá kinh tế – tài chính dự án đầu tư
- Quản lý dự án đại cương
- Thiết kế và quản lý dự án xây dựng
- Xây dựng và lượng giá dự án phát triển cộng đồng
- Hệ thống thông tin địa lý GIS
- Nhà ở và quản lý nhà ở
- Phát triển đô thị bền vững
- Quản lý đất đô thị
- Quản lý đô thị vĩ mô
- Quản lý môi trường
- Thị trường bất động sản
- Quản lý nhà nước về đô thị
- Đô Thị học đại cương
Tự chọn
Cơ hội nghề nghiệp ngành Đô thị học sau khi tốt nghiệp
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Đô thị học, bạn sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để làm việc trong các lĩnh vực như nghiên cứu, quy hoạch, xây dựng, tham gia giải quyết các vấn đề cấp bách của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế xã hội; tư vấn điều phối, quy hoạch kinh tế-xã hội, thiết kế và xây dựng chính sách, thẩm định và đánh giá các dự án liên quan đến việc phát triển đô thị.
Với các cơ hội nghề nghiệp đa dạng như vậy, bạn có thể làm việc tại các cơ quan công quyền ở các cấp quản lý hành chính, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, tổ chức phát triển quốc tế, tổ chức phi chính phủ quốc tế và thậm chí tham gia hoạt động giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng và Viện nghiên cứu.
Với những cơ hội và tiềm năng nghề nghiệp hấp dẫn, ngành Đô thị học đang trở thành một lựa chọn hợp lý cho những ai đam mê và quan tâm đến việc xây dựng và phát triển đô thị.