Bạn dễ dàng nhận thấy hiện nay trên thị trường lao động, vị trí Executive được tuyển dụng phổ biến. Vậy Executive là gì? Executive có ở những vị trí nào và yêu cầu công việc ra sao? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết dưới đây.
Nội dung
Executive là gì?
Từ “Executive” trong tiếng Anh có nhiều ý nghĩa, nhưng ý nghĩa phổ biến nhất là “điều hành, quản lý”. Đây là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ vị trí quản lý của một nhân viên chính thức trong một tổ chức. Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở hữu kiến thức chuyên sâu và đảm nhận các nhiệm vụ chuyên môn cụ thể. Tuy nhiên, lượng công việc của mỗi nhân viên Executive ở các ngành nghề có thể khác nhau, phụ thuộc vào cấu trúc tổ chức của từng doanh nghiệp.
Yêu cầu chung cần có cho vị trí Executive là gì?
Tùy thuộc vào từng vị trí và lĩnh vực cụ thể, các yêu cầu cho vị trí executive sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, có những yêu cầu cơ bản mà mọi executive đều cần đáp ứng, bao gồm:
- Trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc
- Kỹ năng lãnh đạo và tư duy chiến lược
- Kiến thức về thị trường
- Khả năng đưa ra phán đoán chính xác
- Kỹ năng giao tiếp và kết nối
- Kỹ năng lập kế hoạch và thực thi
- Thích ứng linh hoạt với sự thay đổi
Các vị trí Executive phổ biến
Marketing Executive
Marketing executive đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, thực thi và quản lý các hoạt động marketing của doanh nghiệp, nhằm đưa sản phẩm/dịch vụ của công ty đến gần hơn với khách hàng. Chính vì vậy, họ đảm nhận vai trò đặc biệt trong việc triển khai chiến lược marketing, nhằm tiếp cận với đúng đối tượng khách hàng, tăng cường nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Nhiệm vụ công việc bao gồm:
- Lập chiến lược marketing, bao gồm nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, và khách hàng mục tiêu.
- Quản lý các chiến dịch marketing.
- Điều hành các hoạt động quản trị thương hiệu.
- Nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu.
- Quản lý hoạt động digital marketing.
- Tương tác với đối tác và khách hàng.
SEO Executive
Vị trí SEO executive là người chuyên về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), và có trách nhiệm thực hiện các hoạt động nhằm cải thiện hiệu suất của website, bao gồm lượt truy cập và kết quả trang (SERP).
Nhiệm vụ công việc bao gồm:
- Nghiên cứu từ khóa.
- Thực hiện các hoạt động on-page và off-page SEO.
- Thực hiện audit và giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu suất của website như tốc độ tải trang, tính di động thân thiện, và việc index trang.
- Phân tích và lập báo cáo SEO định kỳ.
- Phát triển và triển khai chiến lược SEO.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh.
- Phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo hoạt động SEO đạt hiệu quả cao nhất.
HR Executive
Vị trí HR executive là vị trí đảm nhận vai trò quản lý các hoạt động của bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp.
Nhiệm vụ công việc bao gồm:
- Tiếp nhận yêu cầu về nhận sự từ các phòng ban và tổ chức đăng tuyển, sàng lọc CV ứng tuyển, và sắp xếp lịch phỏng vấn.
- Kiểm soát tỷ lệ tuyển dụng nhân sự thành công.
- Tổ chức đào tạo nhân viên mới và nâng cao năng lực nhân viên cũ theo yêu cầu của cấp lãnh đạo.
- Làm đánh giá năng lực nhân viên theo quy định của công ty.
- Theo dõi và tiếp nhận các vấn đề về lương, thưởng, tính lương, thuế TNCN, BHXH cho nhân viên trong công ty và đề xuất thêm các chính sách đãi ngộ nhân viên với cấp trên.
- Cập nhật thông tin nhân viên mới, lưu trữ hợp đồng và hồ sơ nhân sự cũng như các thông báo, quyết định của các cấp.
Sales Executive
Sales executive là người chịu trách nhiệm thúc đẩy doanh số bán hàng và tạo lợi nhuận cho công ty. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, và đạt được giao dịch bán hàng.
Nhiệm vụ công việc bao gồm:
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua các kênh khác nhau.
- Quản lý mối quan hệ với khách hàng.
- Đại diện cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.
- Thực hiện đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng.
- Xây dựng kế hoạch và chiến lược bán hàng hiệu quả.
- Tạo báo cáo và dự báo về doanh số bán hàng.
- Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan để tăng cường hoạt động bán hàng.
Legal Executive
Legal executive là những chuyên gia pháp lý có thể làm việc tại các bộ phận pháp lý trong doanh nghiệp hoặc các văn phòng tư vấn luật. Nhiệm vụ chính của họ là giải quyết các vấn đề pháp lý, đảm bảo tuân thủ các quy định và luật pháp của quốc gia.
Nhiệm vụ công việc bao gồm:
- Nghiên cứu và phân tích các vấn đề pháp lý.
- Soạn thảo các văn bản pháp lý như hợp đồng, thỏa thuận, và ý kiến pháp lý.
- Quản lý các hoạt động liên quan đến hợp đồng, bao gồm xem xét, đàm phán và hoàn thiện hợp đồng.
- Giám sát và đảm bảo sự tuân thủ các luật và quy định, cũng như tiêu chuẩn ngành có liên quan.
- Hỗ trợ trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý như tranh chấp và kiện tụng.
- Thẩm định các vấn đề pháp lý khác.
PR Executive
PR executive là những nhà quản lý hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp trước công chúng. Họ đảm nhận vai trò quan trọng trong việc phát triển và thực thi các chiến lược PR để xây dựng mối quan hệ tích cực với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, mạng xã hội,…
Nhiệm vụ công việc bao gồm:
- Nghiên cứu và phát triển chiến lược PR cho sản phẩm của công ty.
- Liên lạc và duy trì quan hệ với các phương tiện truyền thông và cơ quan báo chí.
- Quản lý kênh truyền thông nội bộ và tổ chức các sự kiện, họp báo khi cần thiết.
- Theo dõi phản hồi từ công chúng và báo cáo lại cho cấp quản lý cao hơn.
Như vậy, với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về Executive và những vị trí phổ biến trong lĩnh vực này sẽ giúp bạn nắm bắt được cơ hội nghề nghiệp, xây dựng một sự nghiệp thành công và ổn định trong tương lai.