Bạn có biết không? Giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy và nhân cách của học sinh. Chính vì vậy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về sức ảnh hưởng đáng kinh ngạc mà giáo viên mang lại cho học sinh nào!
Nội dung
Sức ảnh hưởng của giáo viên trong quá trình phát triển nhân cách của học sinh
Vì sao lại nói giáo viên rất có sức ảnh hưởng tới học sinh?
Nhiều người còn nghĩ rằng người giáo viên chỉ đơn thuần có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức cho học sinh. Nhưng thực tế lại chứng minh trách nhiệm và sứ mệnh của giáo viên cao cả hơn rất nhiều.
Có tổng cộng 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách ở học sinh, đó là yếu tố di truyền, yếu tố môi trường, yếu tố giáo dục – tự giáo dục và yếu tố giao tiếp. Trong số đó, giáo viên đóng vai trò trực tiếp trong 3 yếu tố trên. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng của giáo viên trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh chỉ xếp sau bố mẹ của chúng.
Trong xã hội ngày nay, giáo dục được coi là nền tảng phát triển quốc gia và học sinh dành nhiều thời gian hơn tại trường hơn là với gia đình. Vì vậy, phần lớn thời gian một ngày, học sinh tiếp xúc với thầy cô nhiều hơn cả với bố mẹ của mình.
Với thời gian tiếp xúc lớn như vậy và niềm tin mà học sinh dành cho giáo viên, người giáo viên có sức ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình phát triển của học sinh. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng nhận ra và có trách nhiệm với điều này.
Sức ảnh hưởng của giáo viên gây tổn hại đến quá trình phát triển của học sinh?
Vậy như thế nào nếu những người giáo viên không nhận ra tầm quan trọng sức ảnh hưởng của mình?
Trong những bộ phim truyền hình Hàn Quốc về bạo lực học đường, người đầu tiên mà nạn nhân cầu cứu là thường là người giáo viên. Thường thấy người giáo viên bỏ qua hoặc thậm chí tiếp tay cho kẻ bắt nạt.
Khoảnh khắc bị bỏ rơi bởi người mà mình tin tưởng là khoảnh khắc đau đớn nhất và là khoảnh khắc mà tư duy, suy nghĩ và nhân cách của con người bị thay đổi.
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, mọi chuyện không thể xảy ra như trong phim ảnh, nhưng sức ảnh hưởng của giáo viên cũng không kém phần đáng kinh ngạc.
Người ta thường nghe thấy một số học sinh đã từng nghe giáo viên nói những câu không “mát tai” như:
- “Học dốt như em sẽ chẳng bao giờ thành công được đâu!”
- “Em không cần phải cố gắng làm gì, em học bao nhiêu thì cũng vậy thôi.”
- “Sao em không bình thường học hành được như các bạn khác vậy?”
Dù biết rằng “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, nhưng không phải lúc nào những lời nói nặng nề cũng mang lại động lực và tinh thần để học sinh cố gắng. Đặc biệt là khi người nói không có sự hỗ trợ nào khác để giúp đỡ học sinh.
Một số giáo viên thậm chí vì cơn tức giận mà lời lẽ của họ càng trở nên tồi tệ hơn đối với học sinh của mình. Họ cho rằng, chỉ cần dạy dỗ là đủ, sức ảnh hưởng của mình không quan trọng.
Chúng ta cần nhớ rằng, lời nói có trọng lượng, đặc biệt là lời nói mang sức ảnh hưởng của giáo viên. Khi nghe những lời này, học sinh chỉ là những đứa trẻ đang từng bước trải qua cuộc sống ngoài gia đình.
Hãy tưởng tượng nếu một học sinh chịu cái sức ảnh hưởng đó và trở nên tự ti hơn, mất niềm tin vào bản thân. Hoặc một học sinh chấp nhận rằng mình “ngu” vì giáo viên nói vậy và không còn động lực để cố gắng. Hoặc học sinh phải đối mặt với ánh mắt chê cười từ bạn bè mà không có ai bên cạnh để giúp đỡ.
Giá trị nhân đạo của nghề nhà giáo và sức ảnh hưởng của giáo viên đối với học sinh là không thể coi thường. Có những tiết học, học sinh rất háo hức và vui vẻ, tích cực sau khi học. Họ coi việc tới lớp là một niềm vui và được lắng nghe giáo viên chia sẻ là một hạnh phúc. Ngược lại, có những tiết học mà học sinh không quan tâm, học xong lại cảm thấy chán chường và mệt mỏi.
Lý do cho sự khác nhau đó là gì?
Sẽ như thế nào nếu giáo viên có sức ảnh hưởng tốt với học sinh của mình?
Thường khi nhắc về những người giáo viên đã làm thay đổi cuộc đời bạn trở nên tốt hơn, bạn sẽ nghĩ về người đó như thế nào?
- Một người hiền hòa, vui vẻ, luôn chia sẻ rất nhiều về thế giới xung quanh và những bài học từ trải nghiệm cá nhân.
- Một người hay gắt gỏng, la mắng nhưng lại rất quan tâm tới mình.
- Một người cực kì cá tính, luôn nghĩ ra rất nhiều hình phạt mỗi khi mình hư nhưng không để mình chịu thiệt thòi trước khó khăn.
Dù tính cách như thế nào, người giáo viên đều dạy học bằng cả tâm huyết và tấm lòng. Họ không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn những tư duy, cảm xúc tích cực, câu chuyện và bài học từ những trải nghiệm thực tế của họ. Họ mong muốn học sinh của mình có thể phát triển bản thân tốt hơn sau mỗi ngày.
Đó chính là giá trị nhân đạo của một người giáo viên chân chính, là giáo dục thực sự.
Dạy kiến thức thường không khó. Nếu học sinh không hiểu khi giáo viên giảng, giáo viên có thể giảng lại nhiều lần để học sinh nhớ. Nhưng giáo dục thực sự chính là khi giáo viên không thể đồng hành cùng học sinh hoặc hỗ trợ thường xuyên, nhưng học sinh vẫn có thể tự phát triển tốt và đứng vững trên đôi chân của mình.
Khi học sinh tiếp xúc với sức ảnh hưởng tốt của giáo viên, họ thường biết ơn và tự nỗ lực rất nhiều để không phụ lòng thầy cô của mình. Câu nói “Cô giáo như mẹ hiền” không chỉ đề cập đến thái độ của giáo viên, mà còn nói lên trách nhiệm của một người giáo viên: giáo dục và hỗ trợ học sinh như một người mẹ yêu thương con của mình.
Các thầy cô NQH TUTOR đã làm thế nào để mang sức ảnh hưởng của giáo viên tích cực tới các học sinh?
Luôn mang tâm thế tích cực khi đến lớp
Các giáo viên của NQH TUTOR luôn mang tâm thế tích cực khi đến lớp vì họ nhận thức được tinh thần của mình ảnh hưởng tới học sinh như thế nào. Sức ảnh hưởng của giáo viên sẽ trở nên tích cực hơn khi họ mang theo nụ cười là hành trang đi dạy, dù trong ngày giáo viên gặp khó khăn hay tức giận đi chăng nữa, học sinh không có trách nhiệm giải tỏa cảm xúc đó cho mình.
Giáo viên NQH TUTOR luôn biết cách kiểm soát cảm xúc để mang lại những buổi học vui vẻ và chất lượng nhất cho các học sinh.
3 từ khóa giáo viên NQH TUTOR thuộc nằm lòng
Yêu thương: Dùng tình yêu thương và sự tích cực từ sức ảnh hưởng của giáo viên để đồng cảm và chia sẻ cùng các em học sinh. Tình yêu thương và sự chân thành chính là phương tiện chính để kết nối giữa giáo viên và học sinh, để học sinh biết rằng mình luôn có thầy cô như người bạn đồng hành để chia sẻ về những khó khăn, vấn đề trong học tập và cuộc sống.
Niềm tin: Tất cả thầy cô của NQH TUTOR tin rằng mỗi đứa trẻ sinh ra đều có khả năng riêng, và chúng sẽ vượt trội nếu khai thác thế mạnh của bản thân và tự tin tận hưởng trọn vẹn. Giáo viên NQH TUTOR luôn tin tưởng rằng học sinh sẽ tiến bộ nếu cố gắng và đồng thời cũng hỗ trợ học sinh xây dựng niềm tin vào năng lực của bản thân. Bởi chỉ khi ta tin rằng mình có thể thành công, chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu!
Khát vọng: Thầy cô NQH TUTOR ứng dụng từ khóa cuối cùng để nâng cao sức ảnh hưởng của giáo viên đó là Khát vọng. Thầy cô mong muốn học sinh phát triển bản thân và đạt được những thành tựu cho riêng mình, đồng thời cũng mong học sinh có trong mình khát vọng vươn lên và cố gắng không ngừng. Bởi như người ta thường nói: “Đừng để cuộc sống chết ở tuổi 25 và chôn cất ở tuổi 75”. Cuộc sống mà không có khát vọng và mục tiêu chỉ là tồn tại mà thôi.
Đó là những gì mà thầy cô NQH TUTOR muốn truyền đạt nhất cho học sinh, để họ luôn biết mục tiêu cuộc đời của mình là gì và ý nghĩa của cuộc sống là gì.
Nếu bạn cần sự hỗ trợ của chúng tôi, hãy liên hệ với fptskillking.edu.vn để biết thêm chi tiết.