NO3 hóa trị mấy? Đây là một trong những thắc mắc được khá nhiều bạn quan tâm. Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng Gia Sư Điểm 10 tìm câu trả lời và áp dụng các bài tập liên quan để giúp cho các bạn có thể dễ dàng nhớ được gốc hóa trị của NO3.
Nội dung
NO3 – Một Bazơ Liên Hợp của Axit Nitric
NO3, được biết đến là một bazơ liên hợp của axit nitric, trong đó sẽ gồm có 1 nguyên tử nitơ ở trung tâm bao quanh bởi 3 nguyên tử oxy và xếp trên cùng 1 mặt phẳng tam giác.
Ở trong nước, NO3 là sản phẩm cuối cùng của phản ứng oxy hóa với sự tác động của vi khuẩn từ NH3 trở thành NO2 và cuối cùng sẽ thành NO3.
NO3 với tên gọi là nitrat hay nitrate nên không thể nhầm lẫn được với hợp chất nitro. NO3 với khối lượng phân tử là 62,0049g/mol, với công thức hóa học là NO3-. Vậy NO3 có hóa trị mấy? NO3 có hóa trị I.
Quá trình hình thành NO3
Nitrate (NO3) biết đến được tạo thành tự nhiên từ nitơ trong lòng đất, mà nitơ là chất khí chiếm rất nhiều trong bầu khí quyển.
Quá trình hình thành NO3 là một trong những giai đoạn không thể thiếu trong quá trình tuần hoàn của nitơ trong tự nhiên. Các loại thực phẩm, đồ uống chúng ta sử dụng hàng ngày cũng có chứa hàm lượng NO3 tự nhiên và nếu hàm lượng NO3 này ở mức thấp thì sẽ không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe.
Cây cối sử dụng NO3 trong đất để có thể lấy dưỡng chất và tạo một dự lượng nhỏ trong phần lá và quả. NO3 cũng được hình thành khi vi sinh vật chuyển hóa phân bón hoặc phân hủy xác động vật.
Hóa trị của 1 số nhóm nguyên tử
- Nhóm nguyên tử có hóa trị 1: -OH, -Cl, -Br, -I, -NO2, -NO3, -H2PO4, -H2PO3, -HSO4, -HSO3, -HCO3, -HS…
- Nhóm nguyên tử có hóa trị 2: =S, =SO3, =SO4, =HPO4, =HPO3, =SiO3…
- Nhóm nguyên tử có hóa trị 3: ≡PO3, ≡PO4
Tên nhóm | Hoá trị | Gốc axit | Axit tương ứng | Tính axit |
---|---|---|---|---|
Hiđroxit | (OH) | Nitrat | HNO3 | Mạnh |
Sunfat | (SO4) | Cacbonat | H2SO4 | Mạnh |
Photphat | (PO4) | Clorua | HCl | Mạnh |
H3PO4 | Trung bình | |||
H2CO3 | Rất yếu | |||
(không tồn tại) |
Những tác hại của NO3
NO3 có rất nhiều những tác hại ảnh hưởng tới môi trường, sinh vật và con người. Dưới đây là một số tác hại của NO3 mà bạn có thể tham khảo.
Tác hại của NO3 đối với môi trường
Nếu cây cối không hấp thụ hết lượng nitrate, thì nước mưa và nước tưới hàng ngày sẽ làm cho nó ngấm vào lòng đất, lâu dần sẽ ảnh hưởng và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
NO3 ảnh hưởng như thế nào đến con người?
NO3 khi hấp thụ vào máu thì các hemoglobin sẽ bị biến thành các methemoglobin. Methemoglobin sẽ làm mất hoặc giảm chức năng vận chuyển Oxy, khiến cho các tế bào không nhận đủ lượng Oxy để hoạt động.
Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng hoặc uống nước, ăn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng vượt quá 10mg/l NO3-.
Ảnh hưởng của NO3 tới sinh vật
NO3 quá cao trong môi trường nuôi trồng thủy hải sản sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển và sinh sản. Nếu hàm lượng NO3 quá cao, các loài sinh vật dưới nước sẽ bị ảnh hưởng.
NO3 không những làm cho các loài cá thiếu oxy mà còn khiến cho chúng bị ngộ độc, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển của chúng.
Bài tập vận dụng về NO3
Bài tập 1. Tính hóa trị của các nguyên tố
a) Aluminium trong hợp chất Al(NO3)3
b) Iron trong hợp chất Fe(NO3)2
c) Chromium trong hợp chất Cr(NO3)3
Lời giải:
a) Aluminium trong hợp chất Al2O3
Gọi hóa trị của Aluminium trong hợp chất là x:
Ta có hóa trị của gốc NO3 (I)
Theo quy tắc hóa trị.
- x = 3.I => x = 3 (III).
Vậy Aluminium có hóa trị bằng III trong hợp chất Al(NO3)3
Tương tự làm với câu b); c)
Iron trong hợp chất Fe(NO3)2 có hóa trị là II
Chromium trong hợp chất Cr(NO3)3 có hóa trị là III
Bài tập 2: Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:
a) Ba (II) và nhóm (NO3)
b) Ag (I) và nhóm (NO3)
c) Fe (III) và nhóm (NO3)
d) Ca (II) và nhóm (NO3)
Lời giải
a) Ba (II) và nhóm (NO3)
Công thức hóa học: Ba(NO3)2
Phân tử khối: 137 + 14.2 + 16.3.2 = 261 amu
b) Ag (I) và nhóm (NO3)
Công thức hóa học: AgNO3
Phân tử khối: 108 + 14 + 16.3 = 170 amu
c) Fe (III) và nhóm (NO3)
Công thức hóa học: Fe(NO3)3
Phân tử khối: 56 + 14.3 + 16.3.3 = 242 amu
d) Ca (II) và nhóm (NO3)
Công thức hóa học: Ca(NO3)2
Phân tử khối: 40 + 14.2 + 16.3.2 = 164 amu
NO3 – Một chất gây hại không chỉ đối với môi trường mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh vật và con người. Những tác hại của NO3 đã được chúng tôi trình bày. Đồng thời, chúng tôi cũng đã giải đáp những bài tập liên quan. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về NO3. Nếu có thắc mắc, hãy để lại bình luận cho Gia Sư Điểm 10!