Hoạt động ngoại khóa từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong giáo dục, giúp học sinh sinh viên phát triển toàn diện về cả thể chất, tinh thần và trí tuệ. Đây là những thông tin quan trọng giúp áp dụng đúng hoạt động ngoại khóa phù hợp với từng độ tuổi.
Nội dung
1. Hoạt động ngoại khóa là gì?
Hoạt động ngoại khóa là những hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa, liên quan đến văn hóa, thể thao, giải trí, xã hội… Đây là một chương trình tự nguyện mà học sinh và sinh viên tham gia theo nhu cầu và khả năng của bản thân. Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh sinh viên giải tỏa căng thẳng sau giờ học, phát triển nhiều kỹ năng sống quan trọng và mở rộng mối quan hệ xã hội.
Đối với sinh viên, hoạt động ngoại khóa đóng vai trò rất lớn không chỉ trong quá trình học tập tại trường đại học mà còn sau khi ra trường. Sinh viên tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và kiến thức xã hội tốt. Đây là những kỹ năng quan trọng phục vụ cho công việc về sau. Bên cạnh đó, các bạn còn có thể có được nhiều mối quan hệ xã hội tốt và cơ hội việc làm tốt nhờ hoạt động ngoại khóa.
Hoạt động ngoại khóa mang lại nhiều lợi ích về thể chất, tư duy cho học sinh sinh viên.
2. Tại sao hoạt động ngoại khóa lại quan trọng?
2.1. Hoạt động ngoại khóa là cơ hội để học sinh thể hiện bản thân
Học sinh có nhiều sở trường và năng khiếu không chỉ thể hiện ở điểm số học tập. Tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ giúp học sinh bộc lộ nhiều sở trường của mình, từ đó trở nên nổi bật và khẳng định được bản thân.
Học sinh có năng khiếu về thể thao có thể tham gia các đội tuyển bóng đá, bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, cờ vua… Những bạn yêu thích nghệ thuật có thể trổ tài ca hát, chơi nhạc cụ, nhảy break dance, nhảy cổ điển ở các sự kiện của trường, các cuộc thi năng khiếu. Nếu giỏi thiết kế, học vẽ từ nhỏ, biết chụp ảnh, học thanh nhạc hay biết chơi nhạc cụ, các bạn có thể thể hiện những tài lẻ đó ở các buổi sinh hoạt CLB.
Tham gia hoạt động ngoại khóa là cách học sinh thể hiện bản thân.
2.2. Các trường đại học và nhà tuyển dụng cần học sinh và ứng viên toàn diện
Các trường đại học lớn thường ưu ái những sinh viên có hồ sơ đa dạng các trải nghiệm hoạt động ngoại khóa. Tương tự, các nhà tuyển dụng cũng ưu tiên những ứng viên nhiều trải nghiệm và kỹ năng thực tế hơn những người chỉ có thành tích học tập xuất sắc.
Tham gia hoạt động ngoại khóa giúp học sinh sinh viên phát triển kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lãnh đạo, hòa nhập, tư duy sáng tạo. Đây đều là những kỹ năng rất cần thiết cho cuộc sống ở đại học và cho cả công việc sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, học sinh sinh viên còn có thể khám phá ra khả năng và đam mê thật sự của mình, điểm mạnh và yếu của bản thân thông qua hoạt động ngoại khóa.
Sinh viên rèn luyện kỹ năng thuyết trình, phản biện khi tham gia cuộc thi tranh biện.
2.3. Chứng tỏ cá tính của học sinh
Mỗi học sinh có tính cách riêng, là cá nhân độc đáo. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào việc học và học trong sách vở, học sinh sẽ khó có cơ hội để thể hiện cá tính và nổi bật. Lúc này, hoạt động ngoại khóa với đa dạng hình thức và lĩnh vực sẽ giúp học sinh tìm được điểm mạnh, cá tính của bản thân để phát huy.
Với học sinh có cá tính mạnh mẽ và nổi bật về tài năng lãnh đạo, họ có thể tham gia ứng tuyển làm chủ nhiệm CLB hoặc tổ chức sự kiện. Những bạn có năng khiếu nghệ thuật có thể tham gia các cuộc thi tài năng, CLB nhạc cụ, văn nghệ xung kích. Học sinh yêu thích thể thao có thể đăng ký tham gia CLB bóng rổ, bóng đá, cầu lông, tham gia các giải đấu thể thao dành cho học sinh sinh viên.
Cách học sinh lựa chọn hoạt động ngoại khóa cũng phần nào cho thấy cá tính riêng biệt của họ.
3. Lợi ích của các hoạt động ngoại khóa
3.1. Giảm áp lực, tạo niềm vui và hứng thú
Với lịch học dày đặc và lượng bài tập lớn của chương trình học chính khóa, học sinh dễ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. Tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh thư giãn, giải tỏa tâm trạng và lấy lại hứng thú học tập. Chất lượng học tập cũng được cải thiện, và học sinh trở nên tích cực hơn trong các hoạt động khác.
Các em học sinh tiểu học trải nghiệm dã ngoại ở trang trại.
3.2. Nâng cao thể lực và rèn luyện kỹ năng
Khi tham gia hoạt động ngoại khóa, học sinh có cơ hội tham gia các trò chơi thể lực, rèn luyện ý chí, sức khỏe và tinh thần đồng đội. Các hoạt động thể thao giúp phát triển toàn diện về thể chất, tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, học sinh cũng có thể tăng cường kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình, lãnh đạo và xử lý tình huống.
Ở trường, học sinh thường tập luyện tại các CLB thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, street workout… Học sinh cũng có thể tham gia các giải đấu thể thao dành cho học sinh như Giải bóng rổ sinh viên toàn quốc, Giải cầu lông học sinh sinh viên TP. Hà Nội…
Các giải chạy thường niên là hoạt động ngoại khóa thu hút nhiều học sinh tham gia.
3.3. Cọ xát thực tế và mở rộng kiến thức đời sống và xã hội
Tham gia hoạt động ngoại khóa giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm thực tế, mở rộng kiến thức và gắn kết với xã hội. Điều này rất quan trọng nếu muốn thành công sớm. Học sinh có cơ hội gặp gỡ và làm việc cùng nhiều người, học được cách giao tiếp và làm việc với các thành viên trong cộng đồng.
Ví dụ, học sinh có thể tham gia hoạt động dẫn tour du lịch cho người nước ngoài. Từ đó, học sinh có thể rèn kỹ năng tiếng Anh, thuyết trình, giao tiếp và cực kỳ có ích cho tương lai.
Thành viên CLB Hanoikids dẫn tour cho người nước ngoài.
3.4. Làm đẹp hồ sơ du học
Để được vào trường đại học ở nước ngoài, sinh viên cần có hoạt động ngoại khóa. Các trường đại học muốn thấy sinh viên quan tâm đến nhiều khía cạnh khác ngoài việc học và đóng góp cho xã hội. Hoạt động ngoại khóa và kỹ năng lãnh đạo đều được các trường này đánh giá không kém phần quan trọng.
![HOẸT ĐỘNG NGOẠI KHÓA](https://fpt.edu.vn/Resources/article/uploads/2021/05/20210512_de-co-ho-so-du-hoc-dep-can-chon-hoat-dong