Hãy tưởng tượng bạn vừa nhận được kết quả xét nghiệm và đang mong chờ biết điều gì về tình trạng sức khỏe của mình. Nhưng bạn đã hiểu đúng những gì khi kết quả ghi là “Âm tính” hay “Dương tính”? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về những khái niệm này và những điều cần lưu ý sau khi nhận kết quả xét nghiệm.
Nội dung
Kết quả Âm tính là gì?
Ý nghĩa kết quả xét nghiệm âm tính là gì?
“Âm tính” hay “Negative” là thuật ngữ y tế để chỉ kết quả xét nghiệm trong y học. Khi bạn nhận được kết quả “Âm tính” hoặc có ghi dấu (-) hoặc “Negative”, điều đó nghĩa là bạn không bị bệnh hoặc không mang mầm bệnh trong cơ thể.
Trường hợp kết quả âm tính không chính xác
Mặc dù đa số kết quả xét nghiệm âm tính là chính xác, nhưng vẫn có một số trường hợp cần tiến hành xét nghiệm lại hoặc sử dụng các phương pháp kiểm tra khác để đảm bảo tính chính xác.
-
Thứ nhất là trường hợp “âm tính giả”, tức là yếu tố gây bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể nhưng không đủ để xét nghiệm phát hiện.
-
Thứ hai là thời gian xét nghiệm quá sớm, khi nồng độ các chất còn chưa vượt ngưỡng.
-
Thứ ba là trường hợp sai sót y tế do lỗi máy xét nghiệm, quy trình lấy mẫu không đúng, sai sót trong quá trình vận chuyển, bảo quản, xử lý mẫu,…
-
Thứ tư là khả năng “tái kích hoạt” của một số loại mầm bệnh, khi một số bệnh nhân sau quá trình điều trị có kết quả xét nghiệm âm tính, nhưng sau một thời gian lại trở lại dương tính.
Ví dụ: Với nhiều bệnh nhân sau khi xét nghiệm Covid-19 và được giải thích ý nghĩa của kết quả âm tính, họ cảm thấy vui mừng vì nghĩ rằng cơ thể họ không bị nhiễm Virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn lo lắng vì khả năng kết quả âm tính có thể không chính xác. Việc kết quả âm tính giả hoặc kết quả dương tính trở lại đã gây nhiều khó khăn trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 hiện nay.
Kết quả Dương tính là gì?
Ý nghĩa kết quả xét nghiệm dương tính là gì?
Ngược lại với trường hợp âm tính, “Dương tính” hay “Positive” là trường hợp bạn đã mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh do có yếu tố gây bệnh trong cơ thể.
Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính không chính xác
Với bệnh nhân, khi kết quả xét nghiệm báo dương tính, nhiều người lo lắng về sức khỏe của mình. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính không phản ánh đúng tình trạng cơ thể.
-
Dương tính giả là khi người bệnh không có yếu tố gây bệnh hoặc không mắc bệnh, nhưng kết quả vẫn là dương tính do các yếu tố gây nhiễu.
-
Các phản ứng chéo trong cơ thể cũng có thể khiến quá trình xét nghiệm nhận diện sai yếu tố gây bệnh và cho kết quả dương tính.
-
Xét nghiệm có thể thiếu độ chính xác trong đánh giá tình trạng bệnh lý nghi ngờ.
-
Sự nhầm lẫn kết quả hoặc nhầm mẫu giữa những người thực hiện xét nghiệm.
-
Các vấn đề phát sinh trong thu thập và xử lý mẫu của nhân viên y tế hoặc lỗi thiết bị.
Ví dụ: Hiện nay, bộ kit test nhanh phát hiện Virus SARS-CoV-2 được áp dụng để sàng lọc nhanh và sớm phát hiện bệnh nhân mắc Covid-19. Tuy nhiên, các đánh giá mới đây cho thấy kết quả test nhanh chưa thể khẳng định được bệnh nhân có bị mắc Covid-19 hay không. Một số trường hợp sau khi test nhanh cho kết quả dương tính, nhưng khi tiến hành xét nghiệm bằng phương pháp Realtime RT-PCR thì cho kết quả âm tính.
Những lưu ý sau khi biết kết quả
Với mỗi bệnh nhân, sau khi được giải thích kỹ lưỡng về kết quả dương tính hay âm tính, đừng vội vui mừng hoặc lo lắng. Hãy bình tĩnh và đặt những câu hỏi để hiểu rõ hơn về các chỉ số có trong xét nghiệm và xác định liệu có cần tiếp tục xét nghiệm lặp lại hay thực hiện các kiểm tra khác không.
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý, các bác sĩ không chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm mà còn kết hợp nhiều phương pháp khác để đánh giá chính xác. Điều này bao gồm kiểm tra quá trình dịch tễ, theo dõi triệu chứng, khả năng tiếp xúc với mầm bệnh, và thực hiện các phương pháp chẩn đoán khác.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của kết quả xét nghiệm dương tính và âm tính. Để đảm bảo an toàn và độ chính xác cao, hãy lựa chọn các đơn vị có uy tín và đã được Bộ Y tế cấp phép xét nghiệm khẳng định Covid-19 khi muốn kiểm tra sức khỏe của mình.
Nguồn ảnh: fptskillking.edu.vn