Khoa học quản lý không chỉ là một hoạt động kế hoạch và tổ chức công việc hiệu quả, mà còn là một lĩnh vực nghiên cứu về vai trò, nguyên tắc, và phương pháp quản lý trong xã hội hiện đại. Với khả năng phân tích, tổ chức, và triển khai chiến lược phát triển kinh tế xã hội, sinh viên ngành Khoa Học Quản Lý sẽ trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực này. Hãy cùng chúng tôi khám phá ngành học thú vị này qua bài viết dưới đây!
Nội dung
- 1 1. Tìm hiểu chung về ngành Khoa Học Quản Lý
- 2 2. Ngành Khoa Học Quản Lý học những gì?
- 3 3. Khoa Học Quản Lý có được ưa chuộng không?
- 4 4. Cách xác định ngành Khoa Học Quản Lý phù hợp với bạn
- 5 5. Ngành Khoa Học Quản Lý thi khối gì?
- 6 6. Học Khoa Học Quản Lý tại trường nào?
- 7 7. Ngành Khoa Học Quản Lý ra trường làm gì?
- 8 8. Mức lương dành cho ngành Khoa Học Quản Lý
- 9 9. Kết luận
1. Tìm hiểu chung về ngành Khoa Học Quản Lý
Ngành Khoa Học Quản Lý (Mã ngành 7340401), còn được gọi là Management Science, là một ngành nghiên cứu các tri thức khoa học về vai trò và quy trình quản lý. Khoa Học Quản Lý áp dụng các kiến thức này vào thực tế để tối ưu hoá chi phí và nhân lực cho doanh nghiệp.
Hình 1. Ngành khoa học quản lý.
Với ngành học này, sinh viên sẽ tiếp cận sâu với kiến thức về tư vấn quản lý, phân tích và giải quyết vấn đề thực tế. Họ sẽ có nền tảng vững chắc về ngành nghề và biết cách ứng dụng hiệu quả kiến thức vào công việc.
2. Ngành Khoa Học Quản Lý học những gì?
Thời gian hoàn thành chương trình đào tạo ngành Khoa Học Quản Lý thường là 4 năm. Sinh viên sẽ học các môn học như:
I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG
- Ngoại ngữ cơ sở 1, 2, 3 (Anh, Nga, Pháp, Trung)
- Tin học cơ sở 1, 2
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam
- Giáo dục thể chất
- Kỹ năng bổ trợ
- Giáo dục Quốc phòng an ninh
II. KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC
Học phần bắt buộc:
- Xã hội học đại cương
- Tâm lý học đại cương
- Logic học đại cương
- Cơ sở văn hóa Việt Nam
- Pháp luật đại cương
- Lịch sử văn minh thế giới
- Các phương pháp nghiên cứu khoa học
Học phần tự chọn:
- Nhập môn Năng lực thông tin
- Môi trường và phát triển
- Kinh tế học đại cương
- Thực hành văn bản tiếng Việt
- Thống kê cho khoa học xã hội
III. KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH
Học phần bắt buộc:
- Tâm lý học quản lý
- Quản lý nguồn nhân lực
- Khoa học quản lý đại cương
- Đại cương về quản trị kinh doanh
Học phần tự chọn:
- Thông tin học đại cương
- Lý thuyết hệ thống
- Văn hóa tổ chức
- Luật hành chính Việt Nam
- Địa lý thế giới
IV. KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH
Học phần bắt buộc:
- Đại cương về sở hữu trí tuệ
- Hành chính học đại cương
Học phần tự chọn:
- Luật Hiến pháp
- Xử lý dữ liệu
- Quản lý biến đổi
- Nghiệp vụ thư ký
- Xã hội học quản lý
- Soạn thảo và ban hành văn bản quản lý
V. KIẾN THỨC NGÀNH
Học phần bắt buộc:
- Văn hóa và đạo đức quản lý
- Lý thuyết quyết định
- Quản lý khoa học và công nghệ
- Quản lý chất lượng
- Kỹ năng quản lý
- Khoa học tổ chức
- Khoa học và công nghệ luận
- Lịch sử tư tưởng quản lý
- Khoa học chính sách
Học phần tự chọn theo hướng chuyên ngành:
- Chuyên ngành Quản lý hành chính cấp cơ sở
- Chuyên ngành Quản lý nguồn nhân lực
- Chuyên ngành Chính sách xã hội
- Chuyên ngành Quản lý Sở hữu trí tuệ
- Chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ
VI. THỰC TẬP & KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP/HỌC PHẦN THAY THẾ
- Khóa luận tốt nghiệp
- Thực tập tốt nghiệp
- Thực tập thực tế
- Học phần cho sinh viên không làm khóa luận: Lý luận và phương pháp quản lý, Các vấn đề đương đại trong quản lý
Bảng 1. Chương trình các môn học ngành khoa học quản lý.
3. Khoa Học Quản Lý có được ưa chuộng không?
Ngành Khoa Học Quản Lý không chỉ hấp dẫn các bạn trẻ sáng tạo và linh hoạt, mà còn thu hút những cá nhân luôn tìm kiếm sự mới mẻ trong công việc. Ngành này cũng đem lại cơ hội nghề nghiệp triển vọng trong tương lai vì:
3.1 Xã hội nào cũng cần Khoa Học Quản Lý
Từ khi xã hội còn nguyên thuỷ, con người đã áp dụng quản lý trong đời sống hàng ngày. Ngày nay, với sự phát triển của tổ chức xã hội hiện đại, chúng ta cần phải nắm vững tri thức về con người và xã hội để quản lý chúng. Doanh nghiệp, tổ chức, nhà nước, gia đình và chính bản thân chúng ta đều cần đến quản lý.
Hình 2. Xã hội nào cũng cần tới khoa học quản lý.
Ngành Khoa Học Quản Lý đóng vai trò quan trọng đối với xã hội và mỗi cá nhân.
3.2 Cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp
Một quản lý/lãnh đạo có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất của người quản lý sẽ có cơ hội thăng tiến trong công việc. Đặc biệt khi họ tham gia vào các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, công ty, cơ hội thăng tiến trong công việc là không giới hạn.
Hình 3. Ngành khoa học quản lý được ưa chuộng bởi cơ hội thăng tiến việc làm cao.
3.3 Rèn luyện sự tự tin, năng động
Tham gia vào ngành Khoa Học Quản Lý, bạn có thể trở thành các chuyên viên, tư vấn viên hoặc ở vị trí cao hơn như doanh nhân, nhà lãnh đạo đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp. Ngành học này sẽ giúp bạn trở nên tự tin, năng động, có khả năng quản lý và lãnh đạo nhóm cá nhân, tập thể.
4. Cách xác định ngành Khoa Học Quản Lý phù hợp với bạn
Với đặc thù riêng của ngành, Khoa Học Quản Lý sẽ phù hợp với những cá nhân thích quản lý, quản trị và thách thức bản thân để sáng tạo trong công việc. Nếu bạn có những tố chất sau, ngành Khoa Học Quản Lý chắc chắn dành cho bạn:
- Ý chí hoàn thiện bản thân.
- Cá tính độc lập, sáng tạo và quyết đoán.
- Nhạy bén với thông tin và chủ động linh hoạt.
- Có tham vọng thăng tiến.
5. Ngành Khoa Học Quản Lý thi khối gì?
Ngành Khoa Học Quản Lý có nhiều tổ hợp môn xét tuyển khác nhau tùy thuộc vào học lực và sở thích cá nhân. Dưới đây là các tổ hợp môn xét tuyển ngành khoa học quản lý:
- Tổ hợp A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- Tổ hợp A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- Tổ hợp C00: Văn, Lịch sử, Địa lý
- Tổ hợp D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
- Tổ hợp D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
Bảng 2. Các tổ hợp môn xét ngành học khoa học quản lý.
6. Học Khoa Học Quản Lý tại trường nào?
Mặc dù ngành Khoa Học Quản Lý là một lĩnh vực không thể thiếu trong mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội và đời sống, nhưng hiện tại có rất ít trường đại học tại Việt Nam có ngành này.
Danh sách các trường có hệ thống đào tạo ngành học Khoa Học Quản Lý cùng điểm chuẩn xét tuyển trong 3 năm gần nhất như sau:
STT | Tên trường | Khối xét tuyển | Điểm chuẩn | Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Trường ĐHQG Hà Nội | A01, C00, D01, D04 | 20.25 – 28.5 | 24.0 – 28.6 | 22.0 – 29.0 | |
2 | Đại học Kinh tế Quốc dân | A00, A01, D01, D07 | 26.25 | 27.2 | 20.3 – 26.85 | |
3 | Đại học Khoa học Thái Nguyên | C00, C14, D01, D04 | 15.0 | 15.0 | 15.0 – 18.0 |
Bảng 3. Các trường có hệ thống đào tạo ngành học Khoa Học Quản Lý.
7. Ngành Khoa Học Quản Lý ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Khoa Học Quản Lý có thể làm việc tại các cơ quan, tổ chức nhà nước, doanh nghiệp. Các công việc có thể thực hiện bao gồm:
- Cán bộ, công chức quản lý nhà nước ở nhiều lĩnh vực (kinh tế, xã hội, tài chính…)
- Chuyên viên tư vấn, hoạch định chính sách về quản lý kinh tế, khoa học
- Quản lý nhân sự tại các tập đoàn, doanh nghiệp
- Giảng viên ngành Khoa Học Quản Lý tại các trường đại học, cao đẳng
Hình 4. Vị trí quản lý nhân sự tại một doanh nghiệp.
8. Mức lương dành cho ngành Khoa Học Quản Lý
Mức lương trong ngành Khoa Học Quản Lý phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm cá nhân và đóng góp đối với doanh nghiệp. Dưới đây là mức lương thường gặp theo nhóm chức danh:
- Sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm: Lương khởi điểm từ 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ/ tháng
- Nhân sự đã có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm: Mức lương trung bình từ 10.000.000 – 14.000.000 VNĐ/ tháng
- Quản lý, trưởng phòng cấp cao: Mức lương trung bình từ 20.000.000 – 30.000.000 VNĐ/ tháng
9. Kết luận
Quá trình học tập và làm việc trong ngành Khoa Học Quản Lý có thể đầy thử thách, nhưng thu nhập và đãi ngộ mà bạn nhận được là xứng đáng. Nếu bạn là một người nhanh nhạy, có khả năng lãnh đạo và đặc biệt yêu thích nghề nghiệp quản lý, thì đây là ngành học đáng để bạn đầu tư!
Tìm việc làm ngay!
Chia sẻ bài viết này trên: fptskillking.edu.vn