Tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng, sẽ được FPT Skill King giới thiệu.
Nội dung chi tiết sẽ bao gồm dàn ý và 6 bài văn mẫu lớp 7. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.
Nội dung
- 1 Dàn ý kể về một sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng
- 2 Kể về một sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng – Mẫu 1
- 3 Kể về một sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng – Mẫu 2
- 4 Kể về một sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng – Mẫu 3
- 5 Kể về một sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng – Mẫu 4
- 6 Kể về một sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng – Mẫu 5
- 7 Kể về một sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng – Mẫu 6
Dàn ý kể về một sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng
(1). Mở bài
Giới thiệu về nhân vật: Hai Bà Trưng gồm bà Trưng Trắc, bà Trưng Nhị.
(2). Thân bài
- Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc theo trình tự (thời gian, không gian…).
- Chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật lịch sử, kết hợp kể chuyện với miêu tả.
- Ý nghĩa của sự việc được kể lại: Những phẩm chất tốt đẹp của Hai Bà Trưng.
(3). Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết đối với nhân vật: Hai Bà Trưng.
Kể về một sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng – Mẫu 1
Đất nước Việt Nam có nhiều anh hùng. Trong đó, chúng ta có thể kể đến Hai Bà Trưng – những nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
Hai Bà Trưng ý chỉ Trưng Trắc và Trưng Nhị, vốn là chị em ruột, con gái Lạc tướng ở huyện Mê Linh. Trưng Trắc có chồng Thi Sách, con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên (Hà Nội). Gia đình Thi Sách là một gia đình yêu nước, có thế lực ở đất Chu Diên.
Đầu thế kỉ I, nhà Hán sang xâm lược nước ta. Chúng gây ra nhiều điều bạo ngược khiến nhân dân khốn khổ. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị giàu lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Trưng Trắc đã cùng chồng là Thi Sách liên kết với các thủ lĩnh khác để chuẩn bị cho cùng nổi dậy chống kẻ thù. Chính lúc đó, Thi Sách bị Tô Định hại chết.
Nợ nước thù nhà, Trưng Trắc và Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát (Hát Môn, Hà Tây). Trước khi xuất binh, hai bà đã đọc vang lời thề:
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này
Cuộc khởi nghĩa diễn ra được nhân dân hưởng ứng. Hào kiệt khắp nơi xin tham gia. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ được Mê Linh, rồi từ đây tiến đánh Cổ Loa và Lụy Châu. Lúc này, thái thú Tô Định phải bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải (Quảng Đông – Trung Quốc). Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi.
Hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã trở thành tấm gương cho mỗi người dân Việt Nam. Tôi cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ và yêu mến hai vị nữ anh hùng của dân tộc.
Kể về một sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng – Mẫu 2
Dân tộc Việt Nam với truyền thống yêu nước lâu đời. Bất cứ thời đại nào cũng đều có các vị anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược. Hai Bà Trưng được coi là những nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
Trước hết, Hai Bà Trưng gồm có bà Trưng Trắc và bà Trưng Nhị. Họ là hai chị em ruột, là con gái của một Lạc tướng ở huyện Mê Linh. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách, con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên (Hà Nội). Gia đình Thi Sách vốn là một gia đình yêu nước, có thế lực ở đất Chu Diên.
Quân Đông Hán ở phương Bắc sang xâm lược nước ta. Chúng đã gây ra biết bao khổ cực cho nhân dân. Khi đó, Thi Sách đã tham gia chống lại quân giặc. Nhưng Thái thú Tô Định đã sát hại Thi Sách. Nợ nước nay thêm thù nhà, vì vậy, bà Trưng Trắc và bà Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội).
Khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ, hào kiệt và nhân dân khắp nơi đều xin gia nhập. Chẳng mấy chốc, nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu. Quan Thái thú Tô Định bỏ thành, phải chạy trốn về Nam Hải. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. Sau đó, bà Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua, lấy hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.
Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quân miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, làm thêm đường sá và tích trữ lương thực để chuẩn bị sang đàn áp. Đến tháng 4 năm 42, Mã Viện – một viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam, được vua Hán giao chỉ huy đội quân tinh nhuệ gồm hai vạn quân tấn công, chiếm Hợp Phố. Mã Viện chiếm được Hợp Phố, liền chia quân làm hai đạo thủy bộ tiến vào Giao Chỉ. Hai Bà Trưng đến nghênh chiến ở Lãng Bạc. Cuộc chiến diễn ra vô cùng quyết liệt. Do thế giặc mạnh, quân ta lui về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện tiếp tục truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (Ba Vì, Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ xóm làng Cuối tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh. Khởi nghĩa tiếp tục đến tháng 11 năm 43. Mùa thu năm 44, Mã Viễn đưa quân về nước.
Có thể khẳng định, Hai Bà Trưng là một tấm gương lớn về lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước. Tôi cảm thấy vô cùng yêu mến và kính trọng Hai Bà Trưng.
Kể về một sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng – Mẫu 3
Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dưới sự xâm lược của triều đại phong kiến phương Bắc. Nhiều vị anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù, trong đó phải kể đến Hai Bà Trưng.
Đầu thế kỉ I, nhà Hán sang xâm lược nước ta. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định nổi tiếng tham lam, tàn bạo. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Họ vốn là chị em, lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan nên có lòng căm thù giặc sâu sắc. Trưng Trắc đã cùng chồng là Thi Sách liên kết với các thủ lĩnh khác để chuẩn bị cho cùng nổi dậy chống kẻ thù. Chính lúc đó, Thi Sách bị Tô Định hại chết.
Nợ nước thù nhà, bà Trưng Trắc và bà Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát (Hát Môn, Hà Tây). Cuộc khởi nghĩa thu hút được hào kiệt khắp nơi. Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu. Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải (Quảng Đông – Trung Quốc). Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi.
Như vậy, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã giành lại nền độc lập cho đất nước. Hai Bà Trưng đã trở thành những vị anh hùng của dân tộc.
Kể về một sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng – Mẫu 4
Hai Bà Trưng được biết đến là những vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Vào đầu thế kỉ I, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định nổi tiếng tham lam, tàn bạo. Hai chị em là Trưng Trắc, Trưng Nhị sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, nên sớm có lòng căm thù giặc. Bấy giờ, Trưng Trắc cùng chồng của mình là Thi Sách đã liên kết với các thủ lĩnh khác để chuẩn bị cho cùng nổi dậy. Ngay lúc này, Thi Sách lại bị Tô Định bắt và giết hại. Hai Bà Trưng quyết tâm khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng gồm có hai giai đoạn. Lần một vào năm 40, cuộc khởi nghĩa thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu. Quan thái thú Tô Định bỏ thành, phải chạy trốn về Nam Hải (Quảng Đông, Trung Quốc). Quân giặc ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.
Đến năm 42, nhà Hán tiếp tục trở lại xâm lược, cử Mã Viện chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có hai vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại. Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành hai đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc. Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lãng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê. Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt. Dù thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vẫn có ý nghĩa to lớn.
Có thể khẳng định rằng, Hai Bà Trưng chính là tấm gương về sự dũng cảm, tấm lòng yêu nước để thế hệ sau noi theo.
Kể về một sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng – Mẫu 5
Đất nước Việt Nam đã trải qua một nghìn năm Bắc thuộc. Rất nhiều vị anh hùng đã đứng lên đấu tranh, bảo vệ đất nước. Một trong số đó phải kể đến Hai Bà Trưng.
Hai Bà Trưng gồm hai chị em ruột là bà Trưng Trắc và bà Trưng Nhị. Họ đã ghi danh vào trang sử hào hùng với cuộc chiến chống ách đô hộ nhà Đông Hán (40 – 43). Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man. Nợ nước, thù nhà nên bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị chống lại kẻ thù. Trước khi xuất binh, hai bà đã đọc vang lời thề:
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này
Trong cuộc khởi nghĩa của hai bà, có rất nhiều nữ tướng tham gia và họ cùng nhau lập những chiến công khiến cho quân giặc khiếp hồn, thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Sau khi làm chủ đất Mê Linh, Trưng Trắc lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, hoàn thành sứ mệnh nối nghiệp họ Hùng. Năm 43, quân giặc tiến quân xâm lược, Hai Bà Trưng kiên cường chống trả, song quân địch quá đông và mạnh, nghĩa quân thua trận.
Hai Bà Trưng là những vị tướng tài năng của dân tộc. Tuy là phụ nữ, nhưng lại có lòng dũng cảm, tài năng hơn người cùng với ý chí quyết tâm để lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược.
Có thể khẳng định rằng, Hai Bà Trưng chính là những nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc, là tấm gương để mỗi người học tập và noi theo.
Kể về một sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng – Mẫu 6
Đất nước Việt Nam có rất nhiều vị anh hùng. Trong đó, Hai Bà Trưng được biết đến là những nữ anh hùng đầu tiên.
Hai Bà Trưng gồm bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Họ là chị em ruột, con gái Lạc tướng ở huyện Mê Linh. Trưng Trắc là một phụ nữ đảm đang, dũng cảm, mưu trí. Chồng bà là Thi Sách, con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên (Hà Nội). Gia đình Thi Sách là một gia đình yêu nước, có thế lực ở đất Chu Diên.
Chuyện kể rằng, quân Đông Hán ở phương Bắc sang xâm lược nước ta. Chúng làm nhiều điều ngang ngược, độc ác. Chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách tham gia chống lại quân giặc. Ông đã quan Thái thú Tô Định giết chết. Nợ nước thù nhà, hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội).
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ, hào kiệt khắp nơi đều xin gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu. Quan Thái thú Tô Định bỏ thành, phải chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, đất nước được độc lập. Tinh thần cùng sự dũng cảm của bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã trở thành tấm gương cho mỗi người dân Việt Nam.