Vô nghĩa có nghĩa là không. Tri nghĩa là hiểu biết. Như vậy, vô tri ghép lại là không hiểu biết. Người vô tri là người không có khả năng suy nghĩ, xem xét cũng như giải quyết đúng vấn đề. Họ còn thiếu nhận thức về bản chất vô thường, vô ngã, khổ, không của cuộc sống. Người vô tri không có chánh tư duy.
I. Ý Nghĩa Của Vô Tri Trong Phật Giáo
Theo giáo lý của đạo Phật, con người được tạo thành bởi ngũ uẩn (Sắc, Thọ, Hành, Tưởng và Thức). Sắc đại diện cho phần thân, phần sinh lý. Thọ chính là cảm giác. Hành là các hiện tượng tâm lý phát khởi bao gồm vui, giận, ghen hờn, buồn, thương, ghét. Tưởng chính là tri giác. Thức hay còn gọi là tàng thức là nơi cất giữ những cảm giác từ thọ và tri giác.
Trong Kinh Pháp Cú, Phật dạy chúng ta về tư duy và nhận thức của người vô tri luôn hướng về ái dục. Bởi vì vô tri đôi khi là chính mình tự che lấp sự thật. Vô tri luôn đi liền với tà kiến. Chỉ có tuệ giác chân thực, tức là làm người phải có chánh tư duy thì mới có khả năng phân biệt. Điều này sẽ giúp chúng ta thấy rõ được bản chất của vô thường, khổ, không, vô ngã để từ đó có khả năng ly dục, đoạn trừ tất cả khổ não.
Phật đã dạy cách thức đoạn trừ tất cả mọi khổ não để có được cuộc sống an vui trong Kinh Tạp A Hàm như sau:
“Đối với sắc không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục thì không thể đoạn trừ khổ não.
“Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức mà không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục, thì không thể đoạn trừ khổ não.
“Này các Tỳ-kheo, đối với sắc, nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu ly dục, thì có thể đoạn trừ khổ não.
“Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành và thức, nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu ly dục, thì có thể đoạn trừ khổ não.”
Là con cháu của Phật, chúng ta cần phải thực hành chánh kiến, chánh tư duy để từ đó có tri giác về vô thường, khổ, không, vô ngã của vạn vật mà không còn tham đắm vào sắc dục. Tri giác giúp chúng ta có khả năng đoạn trừ khổ đau.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
II. Quá Trình Từ Vô Tri Đến Không Biết Gì
Vô tri không chỉ đơn thuần là không biết mà còn không biết rằng chính mình không biết. Ngược lại, “không biết gì” lại là kết quả của quá trình tỉnh thức, thừa nhận sự hữu hạn về tri thức của chính mình và của tất cả con người nói chung.
Câu nói nổi tiếng từ 2.500 năm trước: “Tôi chỉ biết một điều, đó là không biết gì cả!” của triết gia đường phố Socrates vẫn còn sức nặng trong triết thuyết giáo dục hiện đại ngày nay: chúng ta thường bắt đầu như một nhà giáo điều, và – nếu mọi việc trôi chảy – thường là kết thúc như là nhà hoài nghi, theo nhận xét của triết gia Hannah Arendt.
Socrates là một nhà triết gia không có gì để “dạy” cả. Ông không phải là người tự cao tự đại có thể giáo dục cho người khác. Ông đã bác bỏ việc buộc tội ông “làm hư hỏng” thanh niên, nhưng cũng không thể tự vỗ ngực tự tin rằng ông đã giáo dục cho nhiều người trở nên “tốt” hơn! Ông chỉ bảo rằng: “một cuộc đời không biết suy xét là một cuộc đời không đáng sống”, đơn giản thế thôi!
Trong công việc thường ngày, chúng ta có thể “biết” thêm nhiều việc. Nhưng, với những vấn đề quan trọng hơn như cuộc sống và cái chết, cũng như hiểu về tình yêu, sự công bằng và lòng dũng cảm,… Socrates đã mở ra “một vũ trụ của sự không biết gì”.
Đó là vấn đề của “tâm thế”, của “thái độ”. Có hay không có, chỉ trong nhất thời hay lâu dài, thái độ và tâm thế ấy chính là thông điệp của Socrates. Hãy xem xét những hệ quả mà triết thuyết giáo dục “hoài nghi kiểu Socrates” đã đem lại trong tư duy của giáo dục đương đại.
Trên đây là ý nghĩa cụm từ vô tri trong Phật pháp từ fptskillking.edu.vn.