Bạn đã bao giờ tự hỏi câu cảm thán là gì? Có bao nhiêu loại câu cảm thán? Đó là một điểm ngữ pháp quan trọng trong tiếng Việt, nhưng đôi khi học sinh thường nhầm lẫn và không phân biệt được. Hãy cùng tìm hiểu về câu cảm thán qua bài viết này nhé!
Nội dung
Câu cảm thán là gì?
Câu cảm thán là câu chứa những từ như “than ôi”, “hỡi ơi”, “chao ôi”, “trời ơi”, “biết bao”, “xiết bao”, “biết chừng nào”,… để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói hoặc người viết (nếu thể hiện dạng văn bản). Thực tế, câu cảm thán xuất hiện nhiều trong ngôn ngữ nói hàng ngày. Ngôn ngữ văn chương cũng thường sử dụng câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc người viết. Câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
Câu cảm thán dùng để làm gì?
Câu cảm thán có mục đích sử dụng riêng của nó. Chúng ta nên sử dụng câu cảm thán đúng mục đích để không ảnh hưởng đến ý nghĩa và mức độ nghiêm trọng của lời nói. Cụ thể, câu cảm thán được dùng để:
- Thể hiện ý kiến cá nhân của người viết và người đọc, chủ yếu thiên về cảm xúc.
- Thể hiện cảm xúc chủ quan của người nói. Trong văn chương, câu cảm thán có thể có ý nghĩa biểu cảm, miêu tả, hàm ý.
- Gia tăng cảm xúc cao trào của người đọc.
Tuy nhiên, trong các văn bản hành chính như biên bản, hợp đồng, chúng ta không sử dụng câu cảm thán. Loại câu này chủ yếu để diễn tả cảm xúc chủ quan, không phù hợp trong trường hợp trang trọng, cần sự chính xác, khách quan.
Đặc điểm của câu cảm thán
Về hình thức, câu cảm thán rất dễ nhận biết bởi thường xuất hiện với các cụm từ như “than ôi”, “hỡi ôi”, “chao ôi”, “ơi”,… Cuối câu, câu cảm thán thường có dấu chấm than. Câu cảm thán có thể dùng trong ngôn ngữ hàng ngày hoặc trong văn chương, nhưng thường xuất hiện nhiều hơn trong văn nói.
Phân loại câu cảm thán
Khi phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu cảm thán trong tiếng Việt, ta thấy hơi phức tạp. Hình thức thể hiện của loại câu này rất đa dạng. Câu cảm thán trong tiếng Việt có 2 loại chính.
Loại 1: Câu cảm thán không có nòng cốt câu.
Ví dụ: “A!”, “A ha!”, “Chao ôi!”, “Ơi! Ôi!”, v.v..
Loại 2: Câu cảm thán có nòng cốt câu.
Chúng ta có thể chia loại câu này thành các loại nhỏ dựa trên vị trí của các yếu tố cảm thán so với nòng cốt câu:
a) Câu cảm thán dùng từ cảm thán với cấu trúc: Từ cảm thán + Nòng cốt câu.
Ví dụ: “A, ba về!”, “Ôi, cái bút đẹp quá!”, “Chao ôi, nước biển Hạ Tiên chiều nay xanh cái màu xanh của ngọc bích”,…
b) Câu cảm thán có cấu trúc: Yếu tố cảm thán + Nòng cốt câu.
Ví dụ: “Quái, đông thế!”, “Ôi giời ơi, thế thì đợi đến chiều!”,…
c) Câu cảm thán có yếu tố cảm thán xen vào giữa nòng cốt câu với cấu trúc giản lược:
Chủ ngữ + Yếu tố cảm thán + Vị ngữ hoặc Vị ngữ + Câu cảm thán + Chủ ngữ.
Ví dụ: “Nhượng chanh chua được, cay nghiệt được, tàn nhẫn được. Nó thật là đáo để!” – Nam Cao, Ở hiền.
“Một người có dã tâm như thế mà chị còn bênh vực ư?” – Khái Hưng
d) Câu cảm thán có yếu tố cảm thán nằm trong thành phần câu ghép.
Ví dụ: “Thương ôi, người tân nhân tôi khổ thật, mà thiên hạ trầm luân trong khổ cảnh ấy biết là bao nhiêu!” – Nguyễn Thái Học, Câu chuyện một tối của người tân hôn.
“Một người có dã tâm như thế mà chị còn bênh vực ư?” – Khái Hưng
Ví dụ câu cảm thán
Câu cảm thán mang cảm xúc vui tươi: “Ôi, màu nắng hôm nay đẹp thật đấy!”.
Trong câu mang cảm xúc buồn: “Ôi trời ơi! Sao tôi khổ cực thế này!”.
Trong câu mang cảm xúc tức giận: “Khánh ơi, mày điên à?”.
Trong văn học Việt Nam, câu cảm thán được sử dụng rất nhiều. Ví dụ như trong bài thơ “Nhớ rừng” của nhà văn Thế Lữ: “Ôi, thời oanh liệt nay còn đâu”. Trong điệp từ “nào đâu”, “đâu” thể hiện sự nuối tiếc khôn nguôi của một vị chúa sơn lâm nhớ lại thời oai hùng một cõi, thời tự do oanh liệt không còn nữa. Từ “than ôi” càng làm sự cảm thán được nâng cao hơn.
Bài tập vận dụng về câu cảm thán trong tiếng Việt
Trong các câu sau, câu nào là câu cảm thán?
a) Bầu trời hôm nay thật đẹp.
b) Tôi là một nhạc sĩ.
c) Khiếp, thằng này đáo để thật!
d) Ôi trời lạnh quá!
e) Tình yêu là một gia vị của cuộc sống.
f) Tôi yêu em trong âm thầm đằm thắm.
g) Trời hôm nay mưa to quá!
Đáp án: Câu cảm thán là câu a, c, d, g.
Đặt câu cảm thán
Hãy đặt câu cảm thán trong các trường hợp sau đây:
a) Sau một trận mưa lớn.
b) Trong một chuyến đi dài ngày ở Đà Lạt.
c) Một cuộc trò chuyện cùng bạn thân sau khoảng thời gian dài không gặp mặt.
d) Gặp lại người quen đã rất lâu rồi.
Đáp án tham khảo:
a) Mưa hôm nay to quá!
b) Chao ôi, bầu trời Đà Lạt thật là đẹp!
c) Lâu quá không gặp lại, nhớ hồi xưa lúc còn đi học chung ghê!
d) Ôi, dạo này anh trông đẹp trai hẳn ra đấy!
Ngay cả trong văn học và cuộc sống, câu cảm thán giúp làm cho lời nói và ngôn từ trở nên sống động hơn.