Cùng với FOB, CIF là một trong những điều khoản giao hàng được sử dụng nhiều nhất trong các hợp đồng ngoại thương quốc tế. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về điều kiện giao hàng CIF này thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Điều Kiện Giao Hàng CIF Là Gì?
CIF được viết tắt từ Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí). Đối với các hợp đồng ngoại thương sử dụng điều khoản giao hàng CIF, người bán hàng sẽ hoàn thành trách nhiệm khi hàng hóa được sắp xếp lên boong tàu tại cảng xếp. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm đến cảng dỡ hàng sẽ do người bán chịu (khác so với FOB).
Ở đây, điểm chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán là ở cảng xếp hàng, chứ không phải ở cảng dỡ hàng. Người bán trong các hợp đồng ngoại thương CIF chỉ đứng ra mua hộ bảo hiểm hay trả các chi phí vận chuyển cho người mua (nói cách khác là đại diện cho người mua trả các chi phí đó). Chính vì vậy, trong trường hợp xảy ra tổn hại trong quá trình vận chuyển, người mua sẽ là người đứng ra làm việc với bên bảo hiểm.
Điểm chuyển giao chi phí ở đây là cảng dỡ hàng, tại đây khi hàng hóa được giao an toàn đến cảng thì người bán lúc đó mới hết trách nhiệm về chi phí vận chuyển.
Các hợp đồng có điều kiện giao hàng CIF cũng sẽ gắn liền với tên cảng biển đích cụ thể nào đó để xác định trách nhiệm rõ ràng giữa hai bên mua và bán.
2. Phí/Giá CIF (CIF Price) Là Gì?
Các hợp đồng thực hiện theo điều khoản CIF sẽ quy định rõ bên bán cần xử lý và thanh toán đầy đủ các khoản bao gồm: giá CIF = tiền hàng + bảo hiểm + cước phí vận chuyển + chi phí khác (xử lý giấy tờ, thủ tục hải quan, các chi phí có liên quan).
Người bán sẽ tự tìm kiếm đơn vị vận chuyển và thanh toán chi phí vận chuyển theo báo giá của nhà cung cấp.
3. Mã Số CIF Là Gì?
Mã Số CIF là từ viết tắt “Customer Information File” và được hiểu là dãy thông tin thể hiện hồ sơ thông tin của chính khách hàng.
Số CIF của mỗi người (Số sẽ bao gồm 8-11 chữ số tùy theo cách đặt của từng ngân hàng). Lưu ý, Khách hàng chỉ được cung cấp 1 mã CIF tại 1 ngân hàng. Cho dù bạn có mở nhiều số tài khoản tại cùng 1 ngân hàng nhưng mã CIF chỉ duy nhất có một.
4. Trách Nhiệm Của Các Bên Khi Thực Hiện Xuất Nhập Khẩu Theo Điều Kiện CIF Là Gì?
Dựa theo khái niệm CIF là gì phía trên, chúng ta có thể thấy rõ ngay vai trò và trách nhiệm của các bên khi thực hiện các hợp đồng ngoại thương theo điều khoản này.
* Đối với bên bán:
Khi sử dụng điều khoản CIF, bên bán có trách nhiệm phải vận chuyển hàng từ kho ra tới bến cảng, sắp xếp hàng hóa lên tàu. Ngoài ra, người bán cũng có trách nhiệm phải tìm kiếm đơn vị vận chuyển (book tàu biển) để gửi hàng hóa từ cảng xếp đến cảng dỡ.
Chi tiết trách nhiệm của bên bán trong hợp đồng CIF bao gồm:
- Mang hàng đến cảng và xếp hàng lên tàu
- Mua bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện đảm bảo tối thiểu
- Thuê phương tiện vận chuyện hàng hóa
- Chịu trách nhiệm về hàng hóa nếu có tổn hại tại điểm cảng xếp
- Làm các thủ tục thông quan, xuất khẩu hàng hóa
- Cung cấp thông tin, chứng từ hàng hóa cho bên mua
- Thông báo về tình trạng hàng hóa cho bên mua sau khi hàng đã lên tàu và gửi đi
* Đối với bên mua
Người mua sẽ tiến hành nhận hàng tại cảng dỡ, làm các thủ tục thông quan nhập khẩu, thuế và hoàn thiện các công tác cuối cùng để đưa hàng về kho của người mua.
Chi tiết trách nhiệm của bên bán trong hợp đồng CIF bao gồm:
- Làm thủ tục thông quan và đóng thuế nhập khẩu hàng hóa (nếu có)
- Nhận hàng tại cảng dỡ
- Chịu hoàn toàn rủi ro về hàng hóa sau khi hàng được được xếp hết lên tàu chở hàng
- Thanh toán tiền hàng theo hợp đồng
- Chịu các chi phí local tại cảng dỡ hay các chi phí vận chuyển phát sinh từ cảng về kho người mua
- Người mua cần báo thông tin cảng dỡ chính xác cho bên bán
Hy vọng bài viết trên của Fptskillking.edu.vn sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về định nghĩa CIF là gì cũng như các kiến thức căn bản khi thực hiện các hợp đồng ngoại thương theo điều khoản dạng này.