Chào mừng các bạn đến với Fptskillking.edu.vn – nơi chia sẻ mọi nguồn kiến thức và kinh nghiệm để bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Spa và chăm sóc sắc đẹp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh Spa mới nhất năm 2023. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nội dung
1. Kinh doanh spa chăm sóc sắc đẹp bao gồm những dịch vụ cơ bản nào?
Mỗi dịch vụ làm đẹp sẽ đi kèm những điều kiện và giấy phép hoạt động khác nhau. Để có thể phân loại và xem xét rõ ràng, trước tiên, chủ spa cần hiểu cơ bản về các dịch vụ spa phổ biến hiện nay. Cụ thể, kinh doanh spa chăm sóc sắc đẹp bao gồm các dịch vụ như sau:
- Chăm sóc da
- Massage, bấm huyệt
- Phun xăm thẩm mỹ
- Điều trị thẩm mỹ công nghệ cao
- Spa đông y
Các chủ spa đang sử dụng phần mềm quản lý spa KiotViet để quản lý & kinh doanh hiệu quả hơn.
Khám phá ngay: Phần mềm quản lý spa chuyên biệt, hiệu quả
2. Chứng chỉ, bằng cấp cần có để mở spa theo từng mô hình cụ thể
Theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP, khi bắt đầu tham gia vào kinh doanh lĩnh vực thẩm mỹ spa, điều kiện cần thiết bắt buộc phải có trước khi hoạt động kinh doanh hợp pháp đó là phải có chứng chỉ hành nghề spa hoặc chứng nhận do cơ sở đào tạo dạy nghề hợp pháp cấp.
Đối với spa chăm sóc da: Chủ kinh doanh cần có chứng chỉ đăng ký kinh doanh và chứng chỉ chăm sóc da. Nếu sử dụng công nghệ phun xăm, lăn kim trong làm đẹp, cần thêm chứng chỉ phòng chống lây nhiễm.
Đối với spa điều trị da: Phòng khám, spa cần có chứng chỉ về điều trị da liễu. Bên cạnh đó, nếu sử dụng máy thẩm mỹ công nghệ cao cần có thêm bằng cấp, chứng chỉ: laser, tiêm botox, filler,…
Đối với thẩm mỹ viện: Muốn kinh doanh đầy đủ các dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ cần có bác sĩ đứng tên. Bác sĩ phải có bằng cấp về phẫu thuật tạo hình (phải là bác sĩ làm về phẫu thuật tạo hình và hành nghề ít nhất 36 tháng) và bằng cấp về điều trị da. Thẩm mỹ viện chỉ làm các cuộc tiểu phẫu, với đại phẫu nâng ngực, nâng mông, chỉ bệnh viện thẩm mỹ mới được thực hiện.
Phòng khám, spa cần có thêm chứng chỉ về điều trị da liễu, chứng chỉ laser,… Ảnh: Internet
Xem thêm: Sai lầm cần tránh khi kinh doanh spa
3. Mã ngành kinh doanh dịch vụ spa, chăm sóc sắc đẹp
Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành nghề kinh doanh, các mã ngành đăng ký kinh doanh liên quan đến dịch vụ chăm sóc sắc đẹp (Spa) bao gồm:
- Mã 9610: Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao). Chi tiết nhóm này gồm: dịch vụ tắm hơi, massage, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật (đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình…)
- Mã 9631: Dịch vụ cắt tóc, làm đầu, gội đầu. Chi tiết nhóm này gồm: Cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy, nhuộm tóc, duỗi thẳng, ép tóc và các dịch vụ làm tóc khác phục vụ cả nam và nữ; phun thêu thẩm mỹ chân mày, mắt môi, cắt, tỉa và cạo râu; massage mặt, làm móng chân, móng tay, trang điểm…
4. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh spa chi tiết
4.1 Đối với đăng ký kinh doanh dịch vụ spa không bao gồm dịch vụ massage
Nếu chủ thể kinh doanh đăng ký ngành nghề chăm sóc sắc đẹp không bao gồm hoạt động xoa bóp (massage) thì chủ thể tiến hành đăng ký kinh doanh bình thường và được hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 1: Đăng ký hoạt động hộ kinh doanh cá thể/doanh nghiệp
- Đối với thành lập hộ kinh doanh cá thể:
- Giấy đề nghị đăng ký HKD cá thể
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ HKD cá thể
- Biên bản họp nhóm về việc thành lập HKD cá thể (Nếu HKD do nhóm cá nhân cùng nhau thành lập)
Nơi tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, nơi đặt địa điểm kinh doanh. Thời gian trả hồ sơ: Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
- Đối với thành lập doanh nghiệp:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
- Danh sách cổ đông hoặc thành viên góp vốn (tùy loại hình doanh nghiệp đăng ký)
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của cổ đông, thành viên góp vốn, chủ doanh nghiệp, người đại diện và người ủy quyền đăng ký giấy phép
- Điều lệ công ty
Nơi tiếp nhận hồ sơ: Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thời gian trả hồ sơ: Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh spa. Nguồn: CAO Media
Bước 2: Xin giấy phép hoạt động kinh doanh spa
Đây là bước xin giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác
- 02 bản sao công chứng giấy phép kinh doanh
- 02 bản sao công chứng hợp đồng thuê mặt bằng, địa điểm
- Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kinh doanh (bằng cấp, chứng chỉ, cơ sở vật chất, PCCC…)
Thời gian trả hồ sơ: Trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
4.2 Đối với đăng ký kinh doanh spa có bao gồm dịch vụ massage
Nếu chủ thể kinh doanh đăng ký ngành nghề chăm sóc sắc đẹp có bao gồm hoạt động xoa bóp (massage) thì chủ thể kinh doanh tiến hành đăng ký hoạt động kinh doanh và phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Thứ nhất, Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo nghị định số 96/2016/NĐ-CP
- Thứ hai, Đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage)
-
Điều kiện về cơ sở vật chất:
- Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình.
- Các phòng xoa bóp phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Mỗi phòng xoa bóp có chuông cấp cứu bố trí một chiều từ phòng xoa bóp tới phòng bác sỹ hoặc nơi đón tiếp khách hàng.
- Có bản quy trình kỹ thuật xoa bóp chữ to, dễ đọc dán hoặc treo trên tường phòng xoa bóp in trên khổ giấy A1.
- Có buồng tắm hợp vệ sinh, bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để chăm sóc khách hàng.
-
Điều kiện về thiết bị:
- Có giường xoa bóp hoặc ghế hoặc đệm phù hợp; ga trải giường, gối, khăn tắm phải bảo đảm vệ sinh.
- Có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc và một số dụng cụ y tế (ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim tiêm) tại phòng trực của bác sỹ.
- Có đủ thuốc cấp cứu thông thường.
-
Điều kiện về nhân sự:
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp phải là bác sĩ hoặc y sĩ hoặc kỹ thuật viên thuộc một trong các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền. Trường hợp có chỉ định thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền.
- Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện kỹ thuật xoa bóp thì phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
- Nhân viên thực hiện kỹ thuật xoa bóp phải mặc trang phục gọn, sạch, đẹp, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh 3 cm x 4 cm. Lưu ý: Cơ sở dịch vụ xoa bóp không thuộc loại hình phải cấp giấy phép hoạt động nhưng trong thời hạn 10 ngày, trước khi hoạt động phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý. Văn bản thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh spa
Nếu xin giấy phép kinh doanh Spa theo phương thức đăng ký doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép là Sở kế hoạch và đầu tư. Nếu xin cấp giấy phép kinh doanh Spa theo phương thức hộ kinh doanh cá thể, thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép là UBND quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh.
Kết luận:
Như vậy, phần mềm quản lý bán hàng KiotViet đã tổng hợp các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh spa chăm sóc sắc đẹp được cập nhật năm 2023. Hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp các chủ spa có thêm kiến thức và tránh những bất lợi trong quá trình kinh doanh. Để hiểu rõ hơn và hoàn thiện hồ sơ nhanh chóng, hãy đến ngay các cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn cụ thể nhất.